Lần đầu tiên giá dầu giao dịch ở mức dưới 0 USD/thùng

Giá dầu WTI tại Mỹ lao dốc, lần đầu tiên trong lịch sử giao dịch với mức giá âm.

Đầu ngày 20/4 (theo giờ Mỹ), giá dầu thô WTI giao tháng 5 giảm tới 76%, còn 4,31 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất trong lịch sử. Giá dầu Brent giao tháng 6 giảm 5,6% xuống còn 26,49 USD/thùng.

Chỉ vài giờ sau, lần đầu tiên dầu thô WTI được giao dịch với mức giá âm trong lịch sử nước Mỹ. Giá một thùng dầu WTI lúc thấp nhất ở mức khoảng -40 USD.

Điều này đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất dầu trả tiền cho người mua để tiêu thụ sản phẩm này với nỗi lo các kho dự trữ hết sức chứa vào tháng 5.

Lần đầu tiên giá dầu giao dịch ở mức dưới 0 USD/thùng

Theo Bloomberg, nhu cầu dầu đã cạn kiện do tình trạng phong tỏa vì dịch Covid-19 diễn ra trên khắp thế giới.

Theo CNBC , hợp đồng dầu thô Mỹ giao tháng 5 sẽ đáo hạn vào ngày mai (21/4) nên chịu nhiều yếu tố cực đoan từ thị trường. Trong khi đó, hợp đồng dầu WTI giao tháng 6 diễn biến tích cực hơn, chỉ giảm 10% xuống còn 22,54 USD/thùng.

Giá dầu giảm kỷ lục xảy ra trong bối cảnh lượng dầu dự trữ trong kho tại Mỹ tăng mạnh, lo ngại các kho chứa sẽ không còn chỗ trống.

Nhìn vào biểu đồ diễn biến giá dầu, Bjarne Schieldrop, chuyên gia phân tích hàng hóa tại SEB, nhận định các thương nhân dầu mỏ đang tích trữ dầu thô và đợi bán ra khi mặt hàng này tăng giá trở lại.

Lần đầu tiên giá dầu giao dịch ở mức dưới 0 USD/thùng

Công nhân làm việc trên một máy bơm dầu ở Bắc Dakota, Mỹ. Ảnh: CNBC.

Ông dự đoán trong nửa cuối năm 2020, nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên thế giới sẽ tăng mạnh. “Đây là lý do giá trung bình của dầu Brent cho năm 2021 tăng lên mức 40 USD/thùng”, Bjarne Schieldrop nói.

Trong khi đó, Daniel Hynes, chuyên gia phân tích hàng hóa tại ANZ, cho rằng giá dầu thô vẫn sẽ còn phải chịu áp lực giảm trong thời gian tới.

Samir Madani, người sáng lập TankerTrackers, thì khẳng định Mỹ sẽ phải cắt giảm lượng lớn sản lượng khai thác để cố gắng đẩy giá dầu lên cao hơn một chút.

Trước đó, cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia đã chấm dứt sau khi các quốc gia sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác gần 10%.

Cụ thể, nhóm OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng khai thác 9,7 triệu thùng dầu/ngày. Mỹ, Brazil và Canada cam kết trên giấy tờ cắt 3,7 triệu thùng/ngày. Thỏa thuận sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/5.

Đến sau tháng 6, mức cắt giảm 10 triệu thùng sẽ giảm xuống còn 7,6 triệu thùng/ngày cho đến cuối năm, sau đó là 5,6 triệu thùng/ngày từ năm 2021 cho đến tháng 4/2022.

Hiện tại, dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều quốc gia phải áp đặt các biện pháp phong tỏa, hạn chế đi lại. Điều này khiến nhu cầu về xăng dầu giảm chưa từng có, bên cạnh đó là các kho chứa dầu trên thế giới nhanh chóng bị lấp đầy.

Theo Zing

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.