Rời Hà Nội với mức thu nhập cao để tìm kiếm trải nghiệm mới ở quê nhà xã Xuân Viên (Nghi Xuân - Hà Tĩnh), chị Hoàng Hồng Đóa (SN 1991) đã mở lớp học vẽ đặc biệt, góp phần tạo ra sân chơi hấp dẫn để kéo các em nhỏ từ mê điện thoại, tivi sang mê bộ môn nghệ thuật giàu cảm xúc.
Trưa tháng 5, nắng vàng rực, chói chang trên những cánh đồng, xiên dài trên những lối quê… Đi trong cảnh sắc ấy, lòng tôi chợt nhớ ngõ quê những ngày ấu thơ…
Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác với ruộng đồng vàng hươm, đươc dòng kênh miệt mài tưới tắm...
Thôn Hồng Lam (xã Xuân Giang, Nghi Xuân) không chỉ là “ốc đảo” tách biệt mà còn là nơi lưu giữ vẻ đẹp bình yên, nếp sống giản dị của người làng quê Hà Tĩnh giữa dòng sông Lam êm đềm.
Tốc độ đô thị hóa nông thôn diễn ra nhanh đến chóng mặt. Cái làng Bình Đông của Lộc đổi thay tựa như một giấc mơ. Con đường chạy qua làng được mở rộng mười ba mét, nâng cao nền, trải nhựa phằng lì.
Mùa thu về, mỗi ngôi làng, góc phố Hà Tĩnh đều sáng bừng lên với màu cờ Đảng, cờ Tổ quốc. Trên những vùng quê cách mạng, sức sống mới hiện rõ trong niềm hân hoan đón mừng tết Độc lập của Người dân.
Hệ thống 12 giếng cổ vừa được phát hiện tại xã Hồng Lộc (Lộc Hà) thể hiện kỹ thuật xưa của người Chăm Pa trong việc kè đá, gạch và cách dùng đáy lót gỗ để lấy mạch nước ngầm... Đây là tư liệu quý trong việc tiếp cận nghiên cứu về lịch sử làng xã vùng đất Lộc Hà nói riêng và Hà Tĩnh nói chung.
Giữa trùng điệp núi rừng với biết bao khó khăn, gian khổ, nhưng với ý chí kiên cường, chịu thương, chịu khó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã quyết tâm “khai hoang, phục hóa”, biến bạt ngàn đồi núi thành một miền quê trù phú với vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ vĩ.
Tình cờ nghe câu chuyện về tuổi thơ của người bạn ở ngôi làng ven sông Lam, tôi đã tìm về xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) để chứng kiến sự đổi thay qua những thăng trầm của miền quê này.
Thôn Phương Trứ (xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) còn lưu giữ được nhiều nét đẹp truyền thống, trong đó có cây thị cổ thụ gần 500 năm tuổi thuộc khuôn viên nhà thờ Phạm tộc đại tôn.
Nhờ ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa, người dân làng cổ Khổng Yên (còn gọi là làng Khoóng) thuộc xã Đức Yên cũ, nay là thị trấn Đức Thọ (Hà Tĩnh) vẫn giữ được nét đẹp hồn quê làng Việt giữa không khí sôi động của nông thôn mới.
Linh hoạt làm hàng rào xanh trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh đã giúp nhiều miền quê vừa có tính hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của hồn quê làng Việt. Trong ngày hè nắng nóng, những hàng cây xanh mát này càng trở nên ý nghĩa.
Mới đó thôi mà đã... ngày xưa, những vật dụng một thời gắn bó không thể thiếu trong mỗi nhà đã trở thành “đồ cổ”. Có phải bởi cuộc sống phát triển nhanh với những vật dụng hiện đại hay bởi lòng người đã vội lãng quên?
Từ một thôn khó khăn nhất xã, sau 10 năm, cán bộ, Nhân dân thôn 4 (xã Ân Phú, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã xây dựng vùng quê “Mồng Gà” gian khó ngày nào trở thành khu dân cư kiểu mẫu “trù mật” giữa đại ngàn.
Dịch bệnh Covid-19 cùng các lý do khác khiến nhiều lễ hội đầu xuân ở các làng quê Hà Tĩnh ngày một giảm đi, nhưng mỗi dịp tết đến, nét văn hóa truyền thống này vẫn luôn gợi lên trong tâm thức nhiều người những ký ức đẹp đẽ.
Những làng quê đìu hiu, đời sống nhiều áp lực khi chỉ còn đa phần là người già và trẻ nhỏ là thực trạng chung ở Hà Tĩnh khi người trẻ lần lượt kéo nhau rời quê hương đi làm ăn xa.
Hát karaoke tại nhà là sở thích giải trí của nhiều người nhưng tình trạng này đang gây ảnh hưởng đến cuộc sống những người xung quanh ở các vùng quê Hà Tĩnh.
Tre - một từ không hề có chút tượng thanh, tượng hình nào nhưng lại cất giấu trong nó rất nhiều lớp lang ý nghĩa. Tre tự bao đời là người bạn thân thiết của người Việt. Tre che chở cho sự sinh tồn của con người và mộc mạc đi vào thơ, ca, nhạc, họa…
Một buổi chiều mùa đông nơi phố thị, tôi gặp lại người bạn cũ cùng làng. Khi đã vãn chiều, bạn chợt hỏi tôi: “Cậu có nhớ làng không?”. Tôi ngạc nhiên: “Mình đang sống ở làng mà”. “Không. Nhớ làng mình ngày xưa ấy”.
Ai đã đến làng Châu Nội, xã Tùng Ảnh - Đức Thọ (Hà Tĩnh) đều hết sức ấn tượng với những hàng rào xanh được cắt tỉa công phu. Trong đó, dãy hàng rào nhà ông Phan Nho Mai (81 tuổi) được coi là đẹp nhất với tuổi đời chừng 200 năm.
Trải qua hơn 7 thế kỷ, cây thị cổ ở xã Sơn Phúc, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vẫn sừng sững, đầy sức sống, tỏa bóng xanh mát, trĩu quả khi vào mùa. Đặc biệt “cụ thị” này còn gắn với sự tích cứu Vua Lê Lợi.
Một lũy tre cong cong dập dềnh trong gió, dáng bà tất tả gánh gồng trên triền đê, tiếng võng đưa kẽo kẹt, tiếng bước chân con mèo mướp vụt chạy trên mái tranh, tiếng lao xao nói cười trên bến nước… làng quê Hà Tĩnh thường trở về trong tôi bằng những hình ảnh thân thương, gần gũi như thế, níu kéo như thế, dẫn dụ như thế…
Bên cạnh ý nghĩa tâm linh xua đuổi ma quỷ, những cây nêu ở Hà Tĩnh còn được người dân đầu tư, trang trí công phu, đẹp mắt. Nhờ vậy mà khắp nhiều làng quê vào những ngày Tết cũng trở nên lung linh, rực rỡ hơn.
Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, xua đuổi ma quỷ, những cây nêu ở Hà Tĩnh còn được người dân đầu tư, trang trí công phu, đẹp mắt. Nhờ vậy mà những làng quê vào những ngày Tết cũng trở nên lung linh, rực rỡ hơn.
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, chiều 15/3, tại thủ đô Phnom Penh, Hội nghị Hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia lần thứ 9 đã diễn ra dưới sự đồng chủ trì của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Samdech Sar Kheng.