Những ký ức đẹp về lễ hội làng đầu xuân ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Dịch bệnh Covid-19 cùng các lý do khác khiến nhiều lễ hội đầu xuân ở các làng quê Hà Tĩnh ngày một giảm đi, nhưng mỗi dịp tết đến, nét văn hóa truyền thống này vẫn luôn gợi lên trong tâm thức nhiều người những ký ức đẹp đẽ.

Những ký ức đẹp về lễ hội làng đầu xuân ở Hà Tĩnh

Một sới vật tại xã Thuần Thiện được tổ chức vào năm 2018. Ảnh: Đạt Võ

Xã Thuần Thiện (Can Lộc) là miền quê nổi tiếng với nhiều lễ hội, trong đó hội đấu vật đầu xuân được xem như “đặc sản” ở đây. Cụ Lê Sỹ Thiển (90 tuổi, thôn Thuần Chân) không khỏi bồi hồi nhớ lại thời hoàng kim của các sới vật làng mình.

Cụ Thiển kể: “Từ thời xa xưa, mỗi dịp xuân về, làng chúng tôi lại rộn rã tiếng trống vật. Không khí mùa xuân ấy bắt đầu từ sáng mồng 1 tết cho đến Rằm tháng Giêng. Từ người già đến trẻ con, ai ai cũng nô nức mong đợi...”.

Những ký ức đẹp về lễ hội làng đầu xuân ở Hà Tĩnh

Cụ Lê Sỹ Thiển đứng trước cánh đồng trước đây là đình làng Đình Đụn (thôn Thuần Chân, Thuần Thiện), nơi diễn ra những sới vật đầu xuân những năm 1975 trở về trước.

Theo cụ Thiển, từ những năm sau cách mạng (1945 cho đến khoảng những năm trước năm 2000), hầu như xuân nào, Thuần Thiện cũng tổ chức hội vật. Không chỉ các sới vật do xã tổ chức quy mô lớn mà đến các làng cũng có sới vật riêng. Nổi tiếng là làng có nhiều đô vật giỏi của xã, sới vật làng Thuần Chân còn thu hút các đô vật khắp nơi trong huyện, trong tỉnh đến tranh tài.

Ông Võ Lâm (71 tuổi, thôn Thuần Chân, Thuần Thiện) cho hay: “Trong ký ức của tôi vẫn nhớ mãi hội vật vào mùa xuân năm 1964 của làng. Năm đó, đã đến ngày thứ 7 trong lễ hội nhưng các đô vật trong làng vẫn không thắng nổi một đô vật đến từ xã Thịnh Lộc - Lộc Hà. Giữa lúc mọi người đang hoang mang lo lắng thì chú ruột tôi là ông Võ Văn Chuân được cử ra thi đấu. So sánh thế trận, ông Chuân nhỏ con, lép vế hơn đối thủ rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ sau 3 miếng “nghề”, ông đã hạ gục đối thủ. Năm ấy, làng tôi đã ăn mừng rất to bởi, ông Chuân đã lấy lại thanh thế cho cả làng".

Tiếp nối truyền thống, nhiều năm gần đây, các sới vật ở Thuần Thiện vẫn được duy trì. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng dịch bệnh nên tiếng trống vật ngày xuân ở đây đang tạm thời dừng lại.

Với ông Trần Ngọc Sơn (56 tuổi, thị trấn Tây Sơn, Hương Sơn), ký ức tuổi thơ về lễ hội đầu xuân ở làng quê Việt Xuyên (Thạch Hà) vẫn luôn thổn thức mỗi khi nhớ lại.

Những ký ức đẹp về lễ hội làng đầu xuân ở Hà Tĩnh

Với ông Trần Ngọc Sơn (Hương Sơn), các lễ hội xuân ở quê nội Thạch Hà là những ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ.

Ông Sơn cho hay: “Bố mẹ tôi lên Hương Sơn lập nghiệp từ thời thanh niên và sinh ra chúng tôi ở đây. Tuy nhiên, ký ức tuổi thơ tôi vẫn luôn gắn với những lễ hội đầu xuân ở quê nội ở Việt Xuyên -Thạch Hà. Tôi còn nhớ, hễ mỗi dịp tết đến, tôi đều được bố đưa về quê đón tết, tại đó tôi luôn được dẫn đi xem đánh cờ người đầu xuân. Những quân cờ di động do những người thanh niên trong làng hóa trang đánh võ khiến tôi mê mẩn quên cả sáng chiều...".

Những ký ức đẹp về lễ hội làng đầu xuân ở Hà Tĩnh

Đánh đu là một trong những trò chơi dân gian được tổ chức trong các lễ hội xuân ở nhiều làng quê trước đây. (Trong ảnh: Đánh đu ở Xuân Lĩnh - Nghi Xuân, xuân năm 2019. Ảnh: Hoài Nam).

Là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, từ xưa Nghi Xuân được xem là nơi có nhiều lễ hội xuân. Bởi vậy, trong tâm thức nhiều thế hệ vùng quê này, những hội làng với các trò chơi dân gian, như: Đánh đu (xã Xuân Viên), đua thuyền chài trên Sông Lam (xã Đan Trường) hay hội hát đối trò Kiều trong lễ mừng thọ, các đêm diễn trò Kiều (thị trấn Tiên Điền)... vẫn lưu giữ những ký ức bồi hồi, mỗi khi nhắc lại.

Những ký ức đẹp về lễ hội làng đầu xuân ở Hà Tĩnh

Cây viết văn trẻ Nguyễn Ngọc Anh

Là một cây viết văn trẻ có nhiều sáng tác khá nổi bật trong thời gian qua, anh Nguyễn Ngọc Anh (SN 1982, bút danh Tâm An, tại thị trấn Tiên Điền) cho biết: “Tuổi thơ của tôi được “tắm gội” trong những lễ hội văn hóa dân gian của làng quê vào những dịp đầu xuân.

Đến bây giờ, mỗi dịp tết đến xuân về, lòng tôi vẫn thổn thức khi nhớ lại tâm trạng của mình lúc đó. Không khí mùa xuân rộn ràng, những khuôn mặt người rạng rỡ tham gia lễ hội hay những câu hát đối Kiều sâu sắc không kém phần dí dỏm của người dân quê tôi... Tất cả những điều ấy đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn và tạo nên nguồn cảm hứng thường trực trên những trang văn, thơ của tôi sau này".

Những ký ức đẹp về lễ hội làng đầu xuân ở Hà Tĩnh

Hội cờ xuân Canh Tý ở làng biển Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên)

“Tuy tết Tân Sửu này, các hoạt động văn hóa bị hoãn do dịch bệnh Covid-19 nhưng tôi vẫn luôn mong rằng những mùa xuân năm tới, khi dịch bệnh được đẩy lùi tiếng trống của lễ hội văn hóa truyền thống đầu xuân ở các làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng và tiếp nối...”, anh Nguyễn Ngọc Anh bày tỏ thêm.

Từ xưa đến nay, Hà Tĩnh luôn được mệnh danh là vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Trong đó, những lễ hội làng đầu xuân đã góp phần tạo nên mối liên kết cộng đồng bền chặt của con người xứ sở núi Hồng, sông La. Đồng thời, đó cũng là “chiếc nôi” nuôi dưỡng, hun đúc nên nhiều bậc danh nhân “văn võ song toàn” cống hiến cho đất nước qua nhiều thế hệ.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Chủ đề Lễ hội

Chủ đề Đời sống văn hóa

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.