Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”
Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Khoảng 70% lao động hồi hương Hà Tĩnh đã trở lại nơi làm việc cũ; khoảng 185.000 lao động (chiếm 26%) đang sinh sống, làm việc ngoại tỉnh và nước ngoài; một số doanh nghiệp (DN) may mặc lớn vẫn chật vật với việc thu hút và giữ chân lao động. Những con số đó cho thấy, dẫu cấp ủy, chính quyền các cấp đã nỗ lực giữ chân lao động nhưng “dòng chảy” ly hương chưa dễ “đảo chiều”.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”
Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Theo số liệu từ Sở LĐ-TB&XH, ở thời điểm tháng 12/2021, toàn tỉnh có hơn 8.600 người/tổng số hơn 29.000 lao động hồi hương có nhu cầu trở về nơi làm việc cũ. Con số đó cho đến nay đang tăng dần sau khi dịch COVID-19 ở các tỉnh miền Nam ổn định. Đến thời điểm sau Rằm tháng Giêng, số lao động hồi hương trở lại nơi làm việc cũ đã chiếm khoảng 70% và có thể tiếp tục tăng lên.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Trở về quê do ảnh hưởng dịch COVID-19, anh Bùi Hồng Hoàng (SN 1994), thôn An Thủy, xã Kim Hoa, Hương Sơn) phụ giúp gia đình chờ ngày quay trở lại nơi làm việc cũ.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Tháng 10/2021, anh Bùi Hồng Hoàng (SN 1994, thôn An Thủy, xã Kim Hoa, Hương Sơn) trở về quê do thất nghiệp. Trong thời gian ở nhà, dù có không ít cơ hội việc làm nhưng anh Hoàng vẫn quyết định quay trở lại chỗ cũ. Bởi “làm lao động tự do ở quê thời tiết khắc nghiệt, thu nhập không ổn định; hơn nữa, tôi đã có 4 năm làm việc ở Bình Dương, quen với môi trường, cuộc sống ở đó nên vẫn muốn quay lại” - anh Hoàng bộc bạch. Bà Trần Thị Giang (mẹ anh Hoàng) tâm sự: “Tôi chỉ mong con có công việc ổn định, gần nhà để mẹ con gần nhau nhưng thật ra ở nhà con cũng chưa tìm được sinh kế mới bền vững trong khi công việc cũ cho thu nhập đều đặn. Vì vậy, gia đình cũng chỉ biết chiều theo ý con”.

  • Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

  • Bà Trần Thị Giang - mẹ của anh Bùi Hồng Hoàng: “Tôi chỉ mong con có công việc ổn định, gần nhà để mẹ con có thể gần nhau nhưng thật ra ở nhà cũng chưa tìm được sinh kế mới bền vững trong khi công việc cũ cho thu nhập đều đặn. Vì vậy gia đình cũng chỉ biết chiều theo ý của con”.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Ở khía cạnh khác, anh Trần Văn Tuẩn (SN 1986, thôn Trung Thủy, xã Kim Hoa, Hương Sơn) cũng đang băn khoăn việc ra đi hay ở lại. Trải qua những biến cố khi đứa con đầu lòng được sinh ra ngay ở trong khu cách ly, những vất vả khi cả gia đình gồng gánh nhau “chạy dịch” vào tháng 7/2021, hơn ai hết, anh Tuẩn thấu hiểu sự gian truân của cuộc sống tha phương và thiết tha trở về tìm bến đỗ bình yên nơi quê nhà. Thế nhưng, sau nửa năm trở về, anh Tuẩn vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp, đảm bảo cuộc sống cho gia đình như mong muốn. “Cuộc sống tha phương dù bất tiện, vất vả nhưng môi trường làm việc ở các thành phố lớn năng động, có nhiều sự lựa chọn; nếu ở quê thêm thời gian nữa mà không tìm được công việc ổn định, đủ nuôi con nhỏ thì chắc chắn chúng tôi lại phải tiếp tục cuộc sống xa quê” - anh Tuẩn trải lòng.

...

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Tháng 7/2021, anh Trần Văn Tuẩn (SN 1986), thôn Trung Thủy, xã Kim Hoa (Hương Sơn) trở về quê từ miền Nam do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Tốt nghiệp đại học nhưng không tìm được việc làm, anh Nguyễn Võ Tính (SN 1995, thôn Song Hải, xã Thạch Sơn, Thạch Hà) từng phải vào Nam làm nghề bảo vệ. Trở về cũng không biết bắt đầu từ đâu khi quê nhà không có công việc phù hợp, Tính quyết định học ngoại ngữ để xuất khẩu lao động. “Trong thời gian chờ tình hình dịch ổn định và phía bên Úc mở cửa trở lại, tôi đã đi học tiếng nước ngoài. Mong dịch nhanh chóng lắng xuống để có thể thuận lợi đi làm. Thanh niên ở thôn tôi phần lớn đi xuất khẩu lao động chứ ở nhà chờ con nước lên xuống để đi đánh bắt cá hay đi làm công nhân thì thu nhập còn rất thấp” - anh Tính cho biết.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Ở thôn Song Hải, xã Thạch Sơn, mô hình kinh tế có quy mô nhỏ, người dân chủ yếu lênh đênh trên thuyền đánh bắt cá vì vậy lao động buộc phải di chuyển đến các thành phố lớn hơn để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Nhận định về nguyên nhân của thực trạng lao động hồi hương nói riêng và lao động trong độ tuổi muốn tìm việc làm ở các thành phố lớn, lãnh đạo các địa phương cho rằng, số đông lao động trẻ có tâm lý muốn đi xa để trải nghiệm, thử sức, không muốn gò bó trong môi trường hẹp.

Ông Đoàn Quốc Lĩnh - Phó Chủ tịch UBND xã Kim Hoa cho rằng: “Khi đã làm việc lâu dài ở nơi xa thì lao động lại ngại thay đổi môi trường làm việc, môi trường sống và ngại làm lại từ đầu Ngoài ra, mức thu nhập, các chế độ phúc lợi mà DN tại địa phương đưa ra cũng chưa đủ hấp dẫn người lao động (NLĐ), trong khi so sánh với chỗ làm cũ thì mức lương cao hơn, thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn”.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Toàn cảnh Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Appareltech (Đức Thọ)

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Ngọc Thạch - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lộc Hà cho rằng: “Tỷ lệ lao động xa quê trên địa bàn vẫn hơn 40% trong tổng số gần 56 nghìn lao động trong độ tuổi. Nguyên nhân sâu xa là ở tư tưởng, nhận thức của NLĐ chưa thể thay đổi mặc định “đi Nam” làm ăn dù cơ hội việc làm ở quê hương ngày càng được cải thiện. Ngoài ra, thực tế khách quan cũng chỉ ra rằng, hiện nay, trên địa bàn tỉnh phần lớn nhu cầu tuyển dụng lao động ở DN may là chính, công nhân ở lĩnh vực này chủ yếu là nữ, yêu cầu tay nghề không quá cao, dễ đào tạo.

Trong khi đó, nhiều DN khác khi tuyển lao động nam yêu cầu có tay nghề, trình độ kỹ thuật, bằng cấp, nguồn lao động phổ thông của địa phương không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Mặt khác, ở nhiều địa phương, các DN, cụm công nghiệp có quy mô nhỏ, vì vậy, lao động phải di chuyển đến các thành phố lớn hơn để tìm kiếm cơ hội việc làm”.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Mặc dù nhu cầu việc làm đầu năm đang khá lớn nhưng thực tế cho thấy, hiện tại, số đông lao động cần tuyển dụng chủ yếu thuộc ngành may mặc. Trong tổng số 63 DN có nhu cầu tuyển dụng trong tháng 2/2022 qua cầu nối Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh, có 20 DN may mặc cần tuyển hơn 4.000 người (chiếm gần 50% tổng nhu cầu lao động), trong khi công việc này có mức thu nhập thấp so với nhiều ngành nghề khác. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi của tình trạng khan hiếm nhân lực thường xuyên xảy ra ở các DN may mặc và cũng là lý do chính dẫn đến sự việc công nhân nghỉ việc tập thể tại Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh (TX Hồng Lĩnh) vào ngày 15/2 và Công ty TNHH May mặc xuất khẩu Appareltech (Đức Thọ) vào ngày 17/2 để kiến nghị các quyền lợi.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Công nhân ở xa nhà máy được Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh bố trí xe đưa đón đi làm.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Theo chia sẻ của nhiều công nhân ở 2 DN may vừa xảy ra sự việc lao động ngừng việc, trên thực tế so sánh đời sống ở khu công nghiệp phía Nam và ở Hà Tĩnh, giá cả hàng hóa, nhu cầu cuộc sống tương đương nhau. Bởi vậy, với mức lương thực nhận của nhiều công nhân chưa đến 4,5 triệu đồng (sau khi trừ tiền đóng bảo hiểm) thì họ chưa thể yên tâm gắn bó lâu dài với công việc hiện tại. Chị Trần Thị Hiền (xã Thường Nga, Can Lộc) - công nhân Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh cho biết: “Tôi làm việc ở đây đã 2 năm, dù đã được hỗ trợ tiền xe cộ, ăn ca nhưng với mức lương khoảng 4,2 triệu đồng/tháng sau khi trừ bảo hiểm thì để đảm bảo trang trải cuộc sống là rất chật vật. Nhiều lao động trong công ty đã lựa chọn công việc khác vì thu nhập chưa tương xứng với môi trường làm việc đòi hỏi tính chuyên nghiệp cùng không ít áp lực”.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Haivina Hồng Lĩnh nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động.

Xét về khách quan, việc lao động tạm ngừng việc xảy ra ở một số DN trên địa bàn Hà Tĩnh có sự tác động của “hiệu ứng đình công” từ một số tỉnh xảy ra ngay sau tết Nguyên đán… Song, qua đây cũng cho thấy những bất cập về thu nhập, môi trường làm việc của công nhân lao động tại các DN may mặc. Nhiều kiến nghị về phụ cấp, thâm niên, cải thiện điều kiện sinh hoạt, môi trường làm việc cho công nhân được đưa ra cho thấy, các DN này chưa thực sự có giải pháp bền vững để giữ chân, thu hút nguồn nhân lực. Đây là lý do tại sao mỗi năm các DN may mặc có tỷ lệ lao động nghỉ việc khoảng 10%. Tại buổi làm việc với các DN ở TX Hồng Lĩnh và huyện Đức Thọ, lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh cho rằng, DN cần đặt mình ở vị trí NLĐ, thường xuyên tiếp xúc, trao đổi, lắng nghe và giải quyết các đề xuất chính đáng thì hai bên mới thực sự có được tiếng nói chung.

Sự việc tranh chấp lao động xảy ra vừa qua cũng cho thấy, tổ chức công đoàn nơi DN có số lượng công nhân lớn hoạt động chưa thực sự sâu sát, nắm bắt kịp thời tâm tư của NLĐ. Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lê Thị Hải Yến thông tin: “Từ sự việc chậm giải quyết những mâu thuẫn giữa NLĐ và DN vừa qua cho thấy, công đoàn cơ sở vẫn còn một số hạn chế trong việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như những vấn đề phát sinh trong đời sống công nhân, NLĐ. Bên cạnh đó, việc giám sát thực hiện thỏa ước lao động chưa sát sao; có thời điểm một số công đoàn cơ sở chưa mạnh dạn, chưa có chính kiến, đề xuất các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động, chưa báo cáo kịp thời lên cấp trên để có hướng xử lý phù hợp, thấu đáo”.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Cán bộ Công đoàn Các Khu kinh tế tỉnh phổ biến pháp luật lao động cho doanh nghiệp và người lao động.

Có thể thấy, mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã có những tác động nhất định đến toàn cảnh bức tranh lao động của địa phương, thế nhưng, thực trạng “chảy máu” nguồn lực lao động vẫn không ngừng diễn ra ở các địa phương trên toàn tỉnh. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, tính đến tháng 12/2021, tổng số lao động Hà Tĩnh tham gia hoạt động kinh tế là 690 nghìn người, có khoảng 185 nghìn lao động (chiếm 26%) đang sinh sống, làm việc ở ngoại tỉnh và nước ngoài, trong đó có gần 106 nghìn lao động trong độ tuổi làm việc ở các tỉnh, thành trong cả nước. Nhiều địa phương (Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Hương Sơn, Hương Khê, Lộc Hà, Cẩm Xuyên…) có tỷ lệ lao động đi làm ăn xa chiếm trên 30-40%.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Trí Lạc cho biết: “Nhu cầu lao động ở Hà Tĩnh cả về trước mắt và trong giai đoạn tới rất lớn, nhất là khi dự án Nhà máy Sản xuất Pin VinES (Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư) bước vào giai đoạn xây dựng tập trung, sẽ cần hàng nghìn lao động làm việc. Cùng đó, DN trong các khu kinh tế, nhất là Khu kinh tế Vũng Áng đang bước vào thời điểm tăng tốc sản xuất, kinh doanh sau thời gian chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 cũng có nhu cầu nhân lực lớn để mở rộng quy mô sản xuất.

...

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 2): Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Dự án Nhà máy Sản xuất Pin VinES (Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư)

Thực tế trên cho thấy, cùng với tiếp tục cải thiện môi trường sản xuất, kinh doanh, tăng cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho NLĐ, Hà Tĩnh cần quyết liệt thực hiện các giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm để vừa đảm bảo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực phát triển của địa phương, vừa thực hiện chiến lược giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trong giai đoạn mới.

>> Bài 1: Việc chờ người

>> Bài 3: Làm gì để giữ chân lao động?

Thiết Kế: Thành nam

(Còn nữa)

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast