Lấy ý kiến Nhân dân Hà Tĩnh về người hoạt động cách mạng đã hy sinh, từ trần

(Baohatinh.vn) - Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh vừa có văn bản về việc xin ý kiến Nhân dân vềnhững người đủ điều kiện công nhận người hoạt động cách mạng trướcngày 1/1/1945và người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 đã hy sinh, từ trần...

Ngày 18/1/2023, Hội đồng thẩm định tỉnh đã tổ chức xét hồ sơ công nhận người hoạt động cách mạng trướcngày 1/1/1945và người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 đã hy sinh, từ trần theoNghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày30/12/2021 của Chínhphủ.

Trước khi trìnhBan Thường vụ Tỉnh ủy quyết định công nhận, Ban Tổ chức Tỉnh ủy xin ý kiến Nhân dân vềnhững người đủ điều kiện theo quy định. Cụ thể gồm:

1. Ông Võ Từ Trạch (sinh năm 1902, mất năm 1964), quê quán: xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê; vào Đảng tháng 4/1930; tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930.

Quá trình hoạt động cách mạng: năm 1930 - 1939: tham gia phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh tại địa phương; tháng 4/1930: được kết nạp vào Đảng; năm 1931: bị địch bắt giam tại Nhà tù Chu Lễ; năm 1932: được xét tha; năm 1933 - 1964: tham gia hoạt động cách mạng và sinh hoạt tại đại phương, trong quá trình công tác đồng chí và gia đình chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; tháng 10/1964, từ trần tại xã Phúc Trạch.

Quan hệ của người đứng khai: con trai Võ Việt Cương (trú tại xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê).

2. Bà Nguyễn Thị Cúc (bí danh: bà Lân; sinh năm 1906, mất năm 1936), quê quán: xã Hương Thủy, huyện Hương Khê; tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930.

Quá trình hoạt động cách mạng: từ năm 1930 - 12/1936: tham gia hoạt động cách mạng tại địa phương, được tổ chức phân công giữ chức vụ Bí thư Hội Phụ nữ tại xã Tế Lễ - Yên Thắng; tháng 12/1936: từ trần tại xã Tế Lễ - Yên Thắng (nay xã Hương Thủy).

Quan hệ của người đứng khai: cháu Bạch Đình Hà (đảng viên, trú tại xã Hương Thủy, huyện Hương Khê).

3. Ông Phan Đức (tên khác Phan Văn Đức, sinh năm 1902, mất năm 1960), quê quán: xã Hà Linh, huyện Hương Khê; vào Đảng năm 1930; tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1930.

Quá trình hoạt động cách mạng: từ năm 1930 - 1931: tham gia hoạt động cách mạng tại địa phương, được kết nạp vào Đảng tại Chi bộ Hà Linh; năm 1931 - 1933: bị địch bắt giam ở Nhà giam Chu Lễ; năm 1938 - 1939: bị địch bắt giam lại lần 2 do tham gia hoạt động cách mạng (nhật ký đồng chí Nguyễn Quốc Xướng); năm 1945 - 1946: Phó Bí thư Đảng ủy xã giai đoạn 3 xã (Hà Linh, Trúc Lâm, Đông Ấp); năm 1949 - 1954: Phó Chủ tịch UBND xã Hương Châu; năm 1955 - 1960: tham gia sinh hoạt tại địa phương, cá nhân và gia đình chấp hành hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước (được tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng Nhì); năm 1960: từ trần tại xã Hà Linh.

Quan hệ của người đứng khai: con trai Phan Văn Hậu (đảng viên, trú tại xã Hà Linh, huyện Hương Khê).

4. Ông Nguyễn Tường Khuông (sinh năm 1920, mất năm 1989), quê quán: phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh; vào Đảng: 13/5/1952; tham gia hoạt động cách mạng từ tháng 5/1945.

Quá trình hoat động cách mạng: từ tháng 5/1945 đến tháng 1/1953, tham gia quân đội tại đơn vị: Đại đoàn E bộ (Trung đoàn), F304 (Sư đoàn 304), đóng quân tại Thanh Hóa; chức vụ trước lúc xuất ngũ: Tiểu đội phó; năm 1989: từ trần.

Quan hệ của người đứng khai: con trai Nguyễn Tường Quế (phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh).

Chủ đề BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói