Ủy ban Pháp luật thẩm tra đề án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Ủy ban Pháp luật đã họp Phiên toàn thể để thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của các tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Tĩnh.

Chiều 9/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật đã họp Phiên toàn thể lần thứ 29 để thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của các tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP. Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Sơn La, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Đồng chí Hoàng Thanh Tùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật chủ trì phiên họp.

Dự phiên họp có đồng chí Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long; các thành viên Ủy ban Pháp luật; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc và một số ủy ban của Quốc hội; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành liên quan.

Tóm tắt Tờ trình về sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long nêu rõ: Chính phủ đề nghị thực hiện sắp xếp, thành lập đối với 6 đơn vị hành chính cấp huyện và 361 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 5 đơn vị hành chính cấp huyện và 200 đơn vị hành chính cấp xã mới của 12 tỉnh, thành phố. Sau sắp xếp, giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã…

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng điều hành phiên họp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng điều hành phiên họp.

Trong đó, đề án của tỉnh Hà Tĩnh sắp xếp 4 đơn vị hành chính cấp huyện và 23 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 3 đơn vị hành chính cấp huyện và 16 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 7 đơn vị hành chính cấp xã.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với các phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như Chính phủ trình và đánh giá cao quá trình lãnh đạo, tổ chức thực hiện, thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng như tinh thần trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị của 12 tỉnh, thành phố nêu trên trong việc quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã…

Theo các đại biểu, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tại 12 tỉnh, thành phố cơ bản phù hợp với các quy hoạch có liên quan. Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp cơ bản đều bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn của loại đơn vị hành chính tương ứng hoặc đáp ứng yêu cầu của việc sắp xếp theo quy định tại các nghị quyết, kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Mục đích của việc sắp xếp đơn vị hành chính là nhằm mở rộng không gian để phát triển, gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…

bqbht_br_241109ubphapluatthamtra1.jpg
Toàn cảnh phiên họp toàn thể lần thứ 29 của Ủy ban Pháp luật.

Tuy nhiên, đối với các lý do về việc không thể sắp xếp thêm các đơn vị hành chính liền kề để hình thành các đơn vị hành chính đạt đủ tiêu chuẩn, các đại biểu cho rằng: Chính phủ giải trình còn chung chung, chưa phù hợp với nguyên tắc và mục đích của việc sắp xếp đơn vị hành chính; đồng thời, chưa có đủ cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng, tác động, chưa bám sát quy định của Nghị quyết số 35 và Nghị quyết số 1211.

Do đó, các đại biểu đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương báo cáo, làm rõ hơn lý do của việc không thể nhập thêm các đơn vị hành chính liền kề để hình thành các đơn vị hành chính bảo đảm tiêu chuẩn; đồng thời, tiếp tục nghiêm túc đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc xây dựng phương án tổng thể về sắp xếp đơn vị hành chính của các địa phương.

Đối với các tỉnh, thành phố có số lượng lớn đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số hoặc việc hình thành đơn vị hành chính đô thị chưa bảo đảm đủ các tiêu chuẩn, hồ sơ theo quy định, các thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, chính quyền địa phương khẩn trương phối hợp rà soát lại lần nữa các phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; chỉ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội các phương án sắp xếp bảo đảm đáp ứng yêu cầu được nêu trong các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội…

Đối với các phương án có liên quan trực tiếp đến việc sắp xếp các đơn vị hành chính của giai đoạn 2026 - 2030, các phương án chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo yêu cầu hoặc cần cân nhắc điều chỉnh thêm thì tạm thời chưa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà sẽ tiếp tục chuẩn bị để trình, xem xét khi có đủ cơ sở, điều kiện.

Đại biểu Trần Đình Gia - Ủy viên Ủy ban Pháp luật, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phát biểu thảo luận.

Đại biểu Trần Đình Gia - Ủy viên Ủy ban Pháp luật, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phát biểu thảo luận.

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ: Hồ sơ Chính phủ trình đã cơ bản đáp ứng yêu cầu và đủ điều kiện trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định; việc sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã cơ bản bảo đảm đúng quy định.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị, sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính, các địa phương cần khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai nghị quyết, sớm ổn định tổ chức bộ máy, bảo đảm điều kiện hoạt động của các cơ quan chính quyền, các cơ quan trong hệ thống chính trị ở những đơn vị hành chính mới hình thành sau sắp xếp. Đặc biệt, cần lưu ý đến vấn đề về kiện toàn các cơ quan chính quyền địa phương, UBND, HĐND vì thời điểm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp đã cận kề.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị, Bộ Nội vụ và Bộ Xây dựng khẩn trương hoàn thiện quy trình, thủ tục, đáp ứng yêu cầu về tiến độ của các nội dung trong nghị quyết.

Chủ đề Họp Quốc hội

Đọc thêm

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.