Liên Hợp quốc cảnh báo nguy cơ không đủ ngân sách để duy trì hoạt động

Ông Guterres cho biết, các quốc gia thành viên mới chỉ đóng góp 70% tổng số tiền cần thiết để duy trì các hoạt động thường kỳ trong năm nay, dẫn tới thâm hụt 230 triệu USD vào cuối tháng 9 vừa qua.

Liên Hợp quốc cảnh báo nguy cơ không đủ ngân sách để duy trì hoạt động

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Ảnh: THX/ TTXVN)

Ngày 7/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo, tổ chức đa phương lớn nhất thế giới này đang thâm hụt 230 triệu USD và có thể cạn kiệt ngân sách vào cuối tháng này.

Trong bức thư gửi 37.000 nhân viên tại Ban Thư ký Liên hợp quốc, ông Guterres cho biết sẽ phải thực hiện các biện pháp bổ sung tạm thời để đảm bảo về vấn đề lương và quyền lợi cho nhân viên. Theo ông Guterres, các quốc gia thành viên mới chỉ đóng góp 70% tổng số tiền cần thiết để duy trì các hoạt động thường kỳ trong năm nay, dẫn tới thâm hụt 230 triệu USD vào cuối tháng 9 vừa qua.

Tổng thư ký Guterres cảnh báo: “Chúng ta có nguy cơ cạn kiệt nguồn tiền dự trữ lưu động dự phòng vào cuối tháng này.” Để cắt giảm chi phí, ông Guterres đề xuất hoãn tổ chức các hội nghị và cuộc họp, cắt giảm dịch vụ, hạn chế triệt để các chuyến đi công tác (trừ trường hợp thực sự cần thiết) và thực hiện các biện pháp để tiết kiệm năng lượng.

Một quan chức Liên hợp quốc cho biết, đầu năm nay, Tổng thư ký Guterres đã kêu gọi các nước thành viên tăng đóng góp cho Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề ngân sách, song nỗ lực này đã bị từ chối. Theo thống kê, nếu không tính khoản chi cho các hoạt động gìn giữ hòa bình, ngân sách hoạt động của Liên hợp quốc trong năm 2018-2019 là xấp xỉ 5,4 tỷ USD, trong đó Mỹ đóng góp 22%./.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.