Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có kéo Mỹ vào “Thế chiến 3” với Nga sau biến cố Idlib?

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước kịch bản ác mộng của Chiến tranh Lạnh sau khi chiến sự ở Syria khiến 2 lính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và sự kiện này được cho là có liên quan đến Nga.

Với sự hỗ trợ của Nga, lực lượng quân đội Syria đã tiến mạnh vào tỉnh Idlib – thành trì cuối cùng của phiến quân ở Syria. Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở biên giới khi có tới 2 triệu người Syria chạy khỏi Syria nhưng không biết đi đâu, và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến vào Idlib để chặn đà tiến của quân Syria.

Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có kéo Mỹ vào “Thế chiến 3” với Nga sau biến cố Idlib?

Xe tăng và binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: MEE.

Trong bối cảnh đó, Mỹ đang suy tính cách phản ứng của mình trước việc căng thẳng leo thang.

Mối quan ngại mới về vai trò của Mỹ trong khu vực xuất hiện ngay sau một cuộc không kích do lực lượng thân với Tổng thống Assad của Syria tiến hành, với hậu quả là 2 lính Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng trong cuộc phản kích của phiến quân ở đông Idlib vào hôm 20/2. Đáp lại điều này, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã yêu cầu Mỹ triển khai tên lửa phòng không và thực hiện tuần tra trên không ở Thổ Nhĩ Kỳ nhằm răn đe Nga.

Trong một cuộc họp báo hôm 20/2 ở Quốc hội Mỹ, Đại sứ Robert Ford – Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Syria, nói: “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO] chưa bao giờ chứng kiến giao tranh ở mức độ khốc liệt như thế này sát biên giới của một quốc gia thành viên”.

Khả năng về một cuộc can thiệp của NATO vào Syria đã phơi bày sự rạn nứt giữa Bộ Ngoại giao Mỹ và Bộ Quốc phòng Mỹ đối với vai trò của Mỹ ở Syria.

Ngành ngoại giao Mỹ muốn gây sức ép

Bộ Ngoại giao Mỹ là đồng minh thân cận nhất còn lại của Thổ Nhĩ Kỳ ở Washington sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu sử dụng các tên lửa phòng không của Nga và tấn công các lực lượng do người Kurd lãnh đạo và được Mỹ hậu thuẫn ở đông bắc Syria.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát tín hiệu thể hiện sự ủng hộ mạnh hơn cho Thổ Nhĩ Kỳ và các phiến quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Idlib kể từ khi Tổng thống Syria Assad mở chiến dịch tấn công vào đầu tháng 2/2020.

Sau khi một số lính gìn giữ hòa bình của Thổ Nhĩ Kỳ bị giết chết vào ngày 2/2, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố: “Chúng tôi sát cánh với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ trong NATO... và ủng hộ hoàn toàn cho các hành động tự vệ có thể biện minh được của Thổ Nhĩ Kỳ”.

Đại sứ James Jeffrey, đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề Syria, đã ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 11/2, khi xung đột nổ ra ở tỉnh Idlib giữa lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng thân Tổng thống Assad, khiến 5 lính Thổ Nhĩ Kỳ tử trận.

Đại sứ James Jeffrey tuyên bố bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: “Hôm nay, ở Idlib, đồng minh của chúng ta – những người lính Thổ Nhĩ Kỳ, đang gặp mối đe dọa. Chúng ta đã có những liệt sĩ trên thực địa”.

Sau đó 2 ngày, James Jeffrey nói với truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ rằng Nga, Iran, và Syria sẽ trở lại bàn đàm phán một khi họ “thấy rằng họ sẽ không đạt thêm bất cứ bước tiến nào nếu không xung đột với chúng tôi.. hoặc với lực lượng không quân Israel hay Thổ Nhĩ Kỳ”.

Ngoài ra, 2 cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tại một cuộc họp báo ở trụ sở Quốc hội Mỹ đã kêu gọi Mỹ hậu thuẫn Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Nga.

Ông Wa’el Alzayat – người từng phục vụ cả Ford và Jeffrey, kêu gọi “hành động khẩn cấp để cung cấp sự hỗ trợ chính trị và vật chất cho các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ, và NATO gửi tín hiệu tới Nga rằng những gì đang diễn ra ở biên giới là không chấp nhận được”.

Quân đội Mỹ điềm đạm hơn?

Phát ngôn viên Myles Caggins của Chiến dịch đặc nhiệm liên hợp Inherent Resolve cho biết trong một cuộc phỏng vấn của Sky News rằng “liên minh quân sự do Mỹ dẫn dắt tập trung vào đánh bại tổ chức IS ở miền đông Syria ”. Caggins đề cập đến Idlib như một “thỏi nam châm thu hút các nhóm khủng bố”.

Trong một thông cáo sau đó, Caggins cho biết, phía Mỹ tiếp tục kêu gọi các lực lượng trung thành với chính phủ Syria ngừng cuộc tiến công của họ và cho phép thực hiện các nỗ lực nhân đạo trong khu vực.

Quân đội Mỹ trước đó cũng kêu gọi giảm căng thẳng.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ Jonathan Hoffman phát biểu hôm 19/2: “Chúng tôi đang thấy Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiến rất sát đến chỗ có xung đột sâu rộng hơn nữa trong khu vực. Chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ tìm ra giải pháp để tránh điều đó... Cần có một giải pháp chính trị ở Syria, và giải pháp này cần vì lợi ích của người dân Syria”.

Trong khi đó Đại sứ Ford đề nghị chính phủ Mỹ và chính phủ các nước NATO khác gặp gỡ với các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận làm thế nào để thiết lập một vùng an toàn cho dân thường Syria ở phía lãnh thổ Syria của biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiên ông Ford nhấn mạnh rằng ông không kêu gọi triển khai quân Mỹ ở Syria vì lực lượng chiến đấu Mỹ mà vào Idlib thì điều đó có thể đồng nghĩa với “kịch bản Thế chiến 3”./.

Theo VOV

Đọc thêm

Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.
Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Đề án 06 - cuộc cách mạng chuyển đổi số

Sau 3 năm thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06), Hà Tĩnh được đánh giá là một trong những địa phương có cách làm hay, ghi dấu ấn, tạo tiền đề quan trọng trong cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Có một Trường Sa trù phú giữa trùng khơi!

Vượt hơn 200 hải lý, niềm mơ ước trong tôi về một lần được đặt chân đến quần đảo Trường Sa đã trở thành hiện thực. Trong tầm mắt tôi và các đồng nghiệp, hình ảnh một Trường Sa thân thương và căng tràn sức sống, hiên ngang giữa trùng khơi đã xua tan những mệt mỏi sau một hành trình dài lênh đênh trên biển cả.
Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Công an tỉnh Bolikhămxay chúc Tết Công an Hà Tĩnh

Nhân dịp đón Tết cổ truyền của Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Công an tỉnh Bolikhămxay (CHDCND Lào), Đại tá Khên Von Lo Văn Xay - Phó Giám đốc Công an tỉnh gửi đến cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Tĩnh lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng.
Xuân biên cương ấm tình quân dân

Xuân biên cương ấm tình quân dân

Những người lính quân hàm xanh trên hai tuyến biên giới đang có nhiều hoạt động ý nghĩa, trách nhiệm hướng về Nhân dân khu vực biên giới để Tết cổ truyền nơi đây ấm áp, thắm đượm tình quân dân.