Loài thực vật tiết chất độc như bọ cạp

Các nhà sinh vật học đã xác định được loại độc tố gây đau dữ dội tiết ra từ cây tầm ma rừng nhiệt đới ở bang Queensland.

Loài thực vật tiết chất độc như bọ cạp

Cây tầm ma Dendrocnide moroides. Ảnh: Healthdirect Australia.

Australia không chỉ nổi tiếng với rắn, nhện và các sinh vật biển kịch độc mà còn là nhà của một trong những loại cây nguy hiểm nhất trên thế giới, được biết đến với tên khoa học Dendrocnide moroides hay tên gọi bản địa Gympie-Gympie.

Gympie-Gympie có lá rộng hình trái tim hoặc bầu dục, chủ yếu được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới ở phía đông bắc bang Queensland, điểm đến yêu thích của những người đi bộ đường dài. Nó chứa chất độc mạnh hơn nhiều so với những cây tầm ma độc khác ở Mỹ hoặc châu Âu.

Trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science Advances, các chuyên gia từ Viện Khoa học Sinh học Phân tử (IMB) của Đại học Queensland cho biết đã xác định được một loại độc tố thần kinh mới - có tên là gympietides - giúp chúng ta hiểu rõ hơn tại sao vết chích của Gympie-Gympie có thể gây đau dữ dội và thậm chí dẫn đến tử vong trong một số trường hợp.

Chỉ cần tiếp xúc nhẹ trong giây lát với bất kỳ bộ phận của cây (ngoại trừ rễ), nạn nhân sẽ lập tức cảm thấy đau rát như “bị thiêu cháy bởi axit nóng và điện giật cùng lúc” do vết chích từ các sợi lông chứa chất độc bao phủ toàn bộ thân, cành và lá cây.

Loài thực vật tiết chất độc như bọ cạp

Những sợi lông chứa chất độc bao phủ thân cây Gympie-Gympie. Ảnh: AFP.

Cơn đau càng trở nên dữ dội trong nhiều giờ và sau đó giảm dần, nhưng vẫn kéo dài hàng tuần thậm chí là hàng năm, theo Tiến sĩ Mike Leahy, người dẫn chương trình Bite Me trên kênh National Geographic.

Phó giáo sư Irina Vetter từ IMB giải thích các cơn đau kéo dài như vậy là do độc tố gympietides đã làm thay đổi vĩnh viễn cấu trúc hóa học của các tế bào thần kinh cảm giác, chứ không phải do các sợi lông nhỏ còn mắc kẹt trong da như suy nghĩ trước đây.

“Mặc dù chúng có nguồn gốc từ thực vật, gympietides tương tự như độc tố của nhện, bọ cạp và ốc nón ở cách chúng gấp lại thành cấu trúc phân tử 3D và nhắm mục tiêu vào các thụ thể cảm nhận đau”, Vetter cho biết.

Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện mới của họ sẽ giúp tìm ra phương pháp điều trị giảm đau hiệu quả hơn cho những bệnh nhân không may tiếp xúc với cây Gympie-Gympie.

Theo VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.