Lockheed Martin mở rộng sản xuất F-35: Một mũi tên trúng hai đích

Nhà sản xuất Lockheed Martin ngày 31-12-2016 đã lách qua “khe cửa hẹp” khi tuyên bố tiếp tục mở rộng dây chuyền sản xuất tiêm kích F-35. Động thái trên được cho là “một mũi tên trúng hai đích” của Lockheed Martin khi vừa nhanh chóng trả đơn hàng cho các đối tác, đồng thời cho thấy quyết tâm bảo vệ dòng máy bay tiêm kích này trước lời cảnh báo của Tổng thống đắc cử Đô-nan Trăm (Donald Trump) về việc chấm dứt sản xuất F-35 nếu không hạ giá loại máy bay này.

F-35, do hãng Lockheed Martin Corp chế tạo, là loại máy bay tác chiến đa năng, được sản xuất để phục vụ cho nhu cầu quân sự của Mỹ và một số quốc gia đồng minh trong khuôn khổ dự án quốc phòng trị giá gần 400 tỷ USD.

lockheed martin mo rong san xuat f 35 mot mui ten trung hai dich

Bên trong nhà máy sản xuất F-35 của Lockheed Martin. Ảnh: Reuters

F-35 có 3 phiên bản khác nhau gồm F-35A có khả năng cất và hạ cánh như máy bay chiến đấu thông thường; F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng và F-35C triển khai trên các tàu sân bay. Tất cả các phiên bản của F-35 đều được trang bị công nghệ tàng hình, có khả năng tránh ra-đa, đạt tốc độ siêu âm và gắn camera giúp phi công có thể quan sát 360 độ từ buồng lái xuống mặt đất.

Theo Defense News, ngay trong đầu năm mới, Lockheed Martin sẽ có thêm khoảng 2.600 kỹ sư và công nhân thực hiện trong dây chuyền lắp ráp máy bay F-35. Theo kế hoạch, cơ sở của Lockheed Martin tại Fort Worth, nơi chuyên lắp ráp máy bay F-35, sẽ duy trì ở mức 11.000 tới 14.000 người làm việc theo ca. Trong đó, trực tiếp tham gia dây chuyền lắp ráp chiến đấu cơ F-35 là hơn 8.000 nhân công.

Nhà sản xuất tính toán với tiến độ sản xuất hiện tại, mỗi năm hãng này có thể cho xuất xưởng 50 máy bay F-35 mới và tới năm 2019 sẽ tăng lên 160 máy bay/năm. Giá thành gốc của mỗi máy bay F-35 xuất xưởng rơi vào mức 85 triệu USD/chiếc, giảm đi nhiều so với giá 95 triệu USD/chiếc ở thời điểm hiện tại.

Động thái trên của Lockheed Martin được giới chuyên gia quân sự quốc tế đánh giá là để đáp ứng các đơn hàng chuyển giao máy bay F-35 không chỉ cho quân đội Mỹ mà còn nhiều quốc gia đặt hàng khác. Theo Fox News, quân đội Mỹ đã đặt mua tổng cộng 2.443 chiếc F-35 các loại với tổng kinh phí khoảng 167 tỷ USD để trang bị cho không quân, thủy quân lục chiến và hải quân, trong đó Không quân Mỹ mua 1.763 chiếc F-35A. Việc chuyển giao các máy bay này cho quân đội Mỹ dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2037.

Ngoài Mỹ, Không quân I-xra-en là lực lượng đầu tiên ở Trung Đông được trang bị loại máy bay này. Ngày 12-12 vừa qua, I-xra-en đã tiếp nhận 2 chiếc máy bay F-35 đầu tiên. Trong khi đó, Ô-xtrây-li-a dự kiến mua 72 chiếc F-35 và có thể lên tới 100 chiếc để thay thế cho những chiếc Hornet và Super Hornet cũ. Máy bay F-35 sẽ trở thành nòng cốt cho năng lực tác chiến trên không của Không quân Hoàng gia Ô-xtrây-li-a vào giữa thế kỷ này. Không quân Ô-xtrây-li-a dự kiến đưa hai phi đội đầu tiên vào hoạt động trong năm 2020. Ngoài ra, Anh, I-ta-li-a, Hà Lan, Ca-na-đa, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Đan Mạch cũng đang mong muốn sở hữu F-35.

Ngoài việc sản xuất nhanh để trả đơn đặt hàng của các đối tác, việc Lockheed Martin bất ngờ tuyên bố mở rộng dây chuyền sản xuất F-35 còn cho thấy nhà sản xuất đã lách qua “khe cửa hẹp” trước nguy cơ chương trình F-35 bị “khai tử” sau khi Tổng thống đắc cử Đô-nan Trăm chỉ trích về chi phí quá cao của F-35.

Trước đó, trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Tổng thống đắc cử Đô-nan Trăm nêu rõ: "Chương trình F-35 và chi phí đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Hàng tỷ USD có thể và sẽ được tiết kiệm cho quân đội và các khoản mua sắm khác sau ngày 20-1 tới". Lý do đưa ra tuyên bố này được Tổng thống đắc cử Đô-nan Trăm giải thích rằng, dự án máy bay F-35 là quá đắt tiền nhưng lại không mang lại hiệu quả chiến đấu như kỳ vọng, đồng thời ông Trăm đe dọa sẽ chấm dứt hoàn toàn chương trình trang bị máy bay này cho quân đội Mỹ.

Bất chấp tuyên bố của ông Đô-nan Trăm về F-35, Lầu Năm Góc vẫn đưa ra những tín hiệu lạc quan về việc tiếp tục thực hiện dự án này. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, lý do chương trình F-35 tiêu tốn nhiều tiền là do trong quá trình thử nghiệm đã phát sinh một số lỗi không mong muốn. Tuy nhiên, khi đi vào ổn định, giá thành của F-35 sẽ giảm đi đáng kể trong khi lỗi kỹ thuật sẽ biến mất.

CNN cho rằng, dù quyết định cuối cùng của Tổng thống đắc cử Đô-nan Trăm về chương trình F-35 vẫn phải chờ đến ngày 20-1 tới (ngày nhậm chức) mới có câu trả lời nhưng với thông điệp khá rõ ràng của vị tổng thống quyết đoán này, F-35 muốn tồn tại trong quân đội Mỹ không còn cách nào khác ngoài giảm giá.

Theo QDND

Đọc thêm

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Dấu ấn của bộ đội trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Dấu ấn của bộ đội trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh

Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, những năm qua, LLVT Hà Tĩnh đã tích cực "chung sức" hỗ trợ các địa phương xây dựng các hạng mục công trình gắn với bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ sinh kế, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Đặc xá cho 38 phạm nhân đang thụ án tại Hà Tĩnh

Đặc xá cho 38 phạm nhân đang thụ án tại Hà Tĩnh

38 phạm nhân đang thụ án ở Hà Tĩnh được đặc xá năm 2024 là những người có kết quả cải tạo, chấp hành tốt các nội quy, quy định, thực sự ăn năn hối cải, phấn đấu trở thành công dân có ích.