Lý do Nga loại “tính năng Mỹ” trên súng AK-12

Nguyên mẫu AK-12 có nhiều tính năng mới giống vũ khí Mỹ và châu Âu, song đều bị loại do không cần thiết, làm đội giá và giảm độ tin cậy.

Đầu thế kỷ 21, Nga nỗ lực phát triển một mẫu súng trường tấn công mới, thay thế AK-74M vốn đã trở nên lỗi thời và tỏ ra kém hiệu quả hơn các mẫu súng đối thủ với thiết kế công thái học, mô đun, độ giật thấp, trong khi độ chính xác cao hơn. Những loại súng phương Tây này có độ tin cậy trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt kém hơn AK, nhưng lại được các lực lượng đặc nhiệm trên khắp thế giới ưa chuộng.

Trong bối cảnh đó, hãng vũ khí Izhmash, tiền thân của tập đoàn Kalashnikov, năm 2012 giới thiệu nguyên mẫu AK-12 , với mục tiêu bắt kịp và vượt mặt các đối thủ như ArmaLite của Mỹ, Heckler&Koch của Đức, FN của Bỉ và nhiều hãng khác trên thị trường súng trường tấn công.

“Nền tảng AK cần một số sửa đổi, bao gồm hệ thống tự động cân bằng để duy trì độ chính xác của vũ khí khi khai hỏa, lẫy chọn chế độ bắn ở hai bên mặt súng thuận tiện cho thao tác bằng ngón tay cái, khóa trượt và cho phép chuyển chốt khóa nòng sang bên trái”, một nguồn tin thực thi pháp luật Nga giấu tên cho biết.

Lý do Nga loại “tính năng Mỹ” trên súng AK-12

Nguyên mẫu AK-12 với nhiều tính năng giống vũ khí phương Tây. Ảnh: Sputnik .

Nguồn tin thực thi pháp luật Nga nhận định những cải tiến đó cùng các chi tiết có trên mẫu AK-12 thành phẩm có thể khiến dòng súng trường tấn công này nắm giữ ngôi vị số một trên chiến trường. Tuy nhiên, các kỹ sư Nga cuối cùng lại quyết định loại bỏ những tính năng đậm chất phương Tây này.

Vladimir Onokoy, chuyên gia vũ khí và công nghiệp quốc phòng Nga, cho biết chính các tính năng tương tự vũ khí phương Tây đã làm giảm độ tin cậy của AK-12. Một số tính năng mới không vượt qua được các cuộc thử nghiệm ở cấp cơ sở, những tính năng khác bị các tướng lĩnh cấp cao yêu cầu loại bỏ do “không cần thiết và làm tăng giá thành sản xuất”.

“Việc sử dụng khóa trượt yêu cầu chế tạo hộp tiếp đạn mới cho AK-12, khiến ngân sách nhà nước phải chi thêm một khoản tiền và giải quyết câu hỏi”xử lý thế nào với hàng triệu khẩu AK-74?“. Việc sử dụng chốt nhấn giải phóng hộp tiếp đạn cũng yêu cầu thay đổi cấu trúc bên trong của AK-12”, Onokoy cho biết.

Sau khi loại bỏ các tính năng bị coi là “không cần thiết”, AK-12 vẫn được đánh giá là bước tiến lớn của dòng súng trường tấn công AK, với báng có thể điều chỉnh độ dài phù hợp với cơ thể của mọi xạ thủ. Các quân nhân có thể điều chỉnh AK-12 phù hợp với mọi hoàn cảnh, ngay cả khi mặc áo giáp bò trên bùn, tác chiến trên đồng, trong rừng hoặc tập luyện ở thao trường.

Tay cầm của AK-12 sử dụng thiết kế mới với các đường rãnh nổi để xạ thủ giữ chắc súng, bên trong chứa toàn bộ dụng cụ cần thiết để tháo lắp súng. Hộp tiếp đạn của AK-12 có các ô nhỏ đánh số cho phép xạ thủ nắm được lượng đạn còn lại. AK-12 có thể sử dụng được hộp tiếp đạn cũ của AK-74, RPK-74 và hộp tiếp đạn tròn 96 viên của RPK-16.

Súng được trang bị ray Picatinny dọc theo mặt trên và phía dưới ốp nòng súng, cho phép lắp nhiều loại phụ kiện như kính ngắm, đèn pin và súng phóng lựu. Chóp bù giật của AK-12 được thiết kế đặc biệt để có thể cắt dây thép gai hoặc đập cửa sổ. Tuy nhiên, AK-12 vẫn sử dụng thiết kế truyền thống ở hệ thống trích khí và khóa nòng xoay giống các mẫu AK đời cũ.

Lý do Nga loại “tính năng Mỹ” trên súng AK-12

Súng trường tấn công AK-12 được quân đội Nga biên chế. Ảnh: Vitaly Kuzminm .

AK-12 sử dụng đạn cỡ 5,45x39 mm tương tự AK-74M. Với khóa an toàn mới, AK-12 có ba chế độ bắn gồm phát một, điểm xạ hai viên và liên thanh. Bộ Quốc phòng Nga tháng 2/2018 thông báo chọn AK-12 và AK-15, mẫu súng cùng thiết kế và sử dụng đạn 7,62x39 mm, làm vũ khí tiêu chuẩn của bộ binh Nga trong thế kỷ 21.

Theo VNE/RBTH

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.