Dùng thuốc gì cho da mùa hanh hao?

Khi những cơn gió se se lạnh thổi là lúc báo hiệu thời tiết khô hanh đã tràn về và sự mất nước qua da cũng sẽ tăng lên. Những người có làn da bình thường có thể bị khô da, những người có yếu tố cơ địa thì làn da lại càng trở nên khô hơn. Vậy cần phải làm gì khi đó nhỉ?

Ảnh minh họa từ internet

Ảnh minh họa từ internet

Trước tiên bạn cần biết cách chăm sóc da đúng cách: Không tắm nước nóng quá, không tắm lâu quá. Ngày chỉ tắm hoặc rửa 1 lần. Kiêng: gãi, kỳ cọ mạnh, chà xát bằng khăn hoặc xát chanh, xát muối, xà phòng. Không lấy bàn chải cọ lên da. Có thể tắm bằng nước chanh hòa loãng hoặc sữa tắm làm dịu da như: physiogel hoặc xà phòng oilatum...

Và dùng thuốc

- Da khô ở những người bình thường: Sau khi tắm rửa có thể bôi các chế phẩm làm ẩm da như : cream physiogel , vitamin E, skincare -U, lacticare... Sau khi bôi thuốc có thể mát xa nhẹ nhàng trên da từ 2- 4 phút để cho da được mềm mại hơn. Nếu da khô nhiều ở lòng bàn tay thì nên hạn chế rửa tay và sau mỗi lần rửa tay thì lại bôi thêm các chế phẩm trên 1 lần nữa.

- Da khô ở những người có yếu tố cơ địa: những người có yếu tố cơ địa chiếm khoảng 20% dân số. Da khô quanh năm và khô tăng lên vào mùa đông. Da khô khu trú từng phần hay gặp như khô da mặt, khô môi, khô da cẳng tay, cẳng chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân...

Da toàn thân khô gặp ở nhiều mức độ khác nhau. Khô nhẹ thì ta chỉ cảm thấy da khô, nhăn nheo vào mùa thu-đông. Mức độ nặng thì da khô quanh năm và tăng lên vào mùa đông, nhiều trường hợp trông sù sì, sờ vào thô ráp. Ở người già lớp thượng bì trên cùng trở nên khô, nhăn nheo và đôi khi bong hàng lớp các tế bào da chết trông như da bị mốc.

Nhiều bệnh nhân bị ngứa trên nền da khô dù không có tổn thương gì và chính bệnh nhân gãi lại làm xuất hiện các tổn thương da. Sau khi tắm cũng bôi các chế phẩm như khô da ở những người bình thường. Nếu vùng da nào bị viêm sần sùi, ngứa trên nền da khô thì có thể bôi một trong các chế phẩm có steroid như: flucinar, fobancort... Ngày 1 lần vào buổi tối trong 1-3 tuần tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân phải uống nhiều nước, ăn thêm hoa quả, rau xanh. Có thể uống một đợt vitamin E hoặc vitamin C theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Theo suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.