Kiên trì và khéo léo khi trang bị kỹ năng cho con trẻ

(Baohatinh.vn) - Trang bị các kỹ năng cơ bản để đối phó với những tình huống trong thực tế và hòa nhập với môi trường xung quanh trước hết phải bắt đầu từ gia đình. Việc tưởng là nhỏ nhưng lại không dễ dàng nếu người làm cha, mẹ không thực sự quan tâm và thiếu kiến thức, kỹ năng giáo dục con. Dưới đây là một vài chia sẻ của phụ huynh về kinh nghiệm, cách làm.

kien tri va kheo leo khi trang bi ky nang cho con tre

Ngoài việc tự chăm sóc bản thân, trẻ em nông thôn thường biết phụ giúp bố mẹ việc nhà, việc đồng áng.

Chị Lê Thị Châu (xã Trung Lộc - Can Lộc): Ngay từ khi con mới 5-6 tuổi, tôi đã hướng dẫn cho con các việc nhẹ vừa sức mình, ban đầu là cho con tham gia cùng mẹ việc nhà như nhặt rau, quét nhà, rửa cốc chén… Lớn dần thì cho con đứng bếp phụ giúp mẹ vo gạo, nấu cơm; khi đi chợ, tôi cũng thường cho con đi cùng. Bây giờ, con gái tôi đã 10 tuổi, khi mẹ vắng nhà đã tự lo liệu được bữa cơm cho 2 bố con. Trong việc học, một phần vì bận việc đồng áng, phần thì không thể dạy con vì kiến thức và phương pháp học bây giờ khác ngày xưa, nhưng tôi luôn dành khoảng thời gian yên tĩnh, hợp lý để con học, từ đó, rèn cho con thói quen tự giác. Là chị lớn, cháu nhà tôi rất có ý thức tự lập, ngoài tự chăm sóc bản thân, cháu còn biết giúp mẹ chăm em.

Anh Trương Quang Hiếu (xã Hương Thủy - Hương Khê): Ở làng, ao hồ nhiều, bao nhiêu vụ việc đáng tiếc đã xảy ra, bởi vậy, khi con còn nhỏ, chúng tôi thường xuyên nhắc nhở, giám sát để con không ra chơi gần ao hồ, chỉ dạy con chỗ nào nên chơi, chỗ nào không được, những điều nguy hiểm con cần tránh. Khi cậu con trai lên lớp 1, tôi bắt đầu dạy con tập bơi. Ngoài thời gian đi học, bố mẹ cũng không bắt làm gì nhiều nên cu cậu thường theo lũ trẻ chăn trâu trong xóm ra đồng chơi. Là con trai, cháu khá hiếu động, vẫn thường tham gia những trò nghịch ngợm nguy hiểm, bố mẹ phải nhắc nhở, hướng dẫn con cách chơi an toàn để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra. Không thể giám sát con liên tục, mình phải dạy con cách tự bảo vệ bản thân.

kien tri va kheo leo khi trang bi ky nang cho con tre

Học võ là cách mà nhiều phụ huynh lựa chọn để rèn luyện sức khỏe và trang bị kỹ năng tự vệ cho con mình.

Chị Nguyễn Thị Hoài Thu (phường Trần Phú - thành phố Hà Tĩnh): Cuộc sống hiện đại có rất nhiều nguy cơ đối với con trẻ và một trong những điều mà người mẹ có con gái tuổi dậy thì như tôi lo lắng nhất vẫn là nguy cơ con bị xâm hại tình dục. Trẻ con ngày nay được cung cấp đầy đủ về dinh dưỡng nên thể chất phát triển sớm hơn ngày xưa, bé gái 12, 13 tuổi trông đã phổng phao như thiếu nữ, tuy nhiên, các cháu lại chưa có ý thức tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại. Điều này tạo cơ hội cho kẻ xấu lợi dụng để thực hiện hành vi. Tôi dạy con kiến thức cơ bản về giới tính, những giới hạn khi giao tiếp với mọi người, nhất là người khác giới. Từ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, tôi cũng phải hướng dẫn cháu để hạn chế nguy cơ đến từ những kẻ đồi bại.

Anh Thái Đức Dũng (phường Đậu Liêu - thị xã Hồng Lĩnh): Tôi có con trai đang ở cái tuổi “ẩm ương”, năm nay, cháu lên lớp 11. Hồi bé, cháu là đứa trẻ nhanh nhẹn và sống rất tình cảm, nhưng khi lớn lên lại trầm tính hẳn. Ngoài đi học, đi chơi với bạn bè thì thời

gian còn lại cháu dành nhiều cho việc lướt web và facebook, ít quan tâm đến ông bà, bố mẹ và em gái. Sau một thời gian bố tích cực “làm bạn” với con, cháu dần cởi mở hơn, chia sẻ nhiều hơn với mọi người trong gia đình. Tôi đưa ra những gợi ý như về nhà ông bà, họ hàng dịp cuối tuần; dạy em gái học bài; mua quà tặng mẹ ngày 8/3; mẹ đi làm về muộn, tôi không gọi mà để cháu gọi hỏi xem mẹ bao giờ về… Những việc nhỏ đó đã làm cháu thay đổi, sống tình cảm, biết quan tâm và thể hiện cảm xúc nhiều hơn.

Chị Phạm Thị Thủy (phường Tân Giang - thành phố Hà Tĩnh): Thành phố bây giờ mật độ tham gia giao thông khá cao, vợ chồng tôi phải thay nhau đưa đón cháu đi học, nhưng từ khi cháu lên THCS, tôi đã cho cháu tự đi học bằng xe đạp. Để đảm bảo an toàn cho con, tôi dạy cháu những kiến thức, hướng dẫn kỹ năng cơ bản khi đi trên đường. Thời gian đầu, tôi đi bên cạnh để giám sát, nhắc nhở con, khi đã thành thạo mới để cháu tự đi một mình. Đi nhiều rồi con cũng sẽ quen với cách xử lý những tình huống gặp phải trên đường nhưng điều quan trọng nhất vẫn là phải thường xuyên giáo dục, nhắc nhở con ý thức khi tham gia giao thông.

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.