Làm việc nhà có ý nghĩa như thế nào với sự phát triển của trẻ?

Chúng ta có nên để em bé chia sẻ một số việc nhà và việc nhà có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ đang trở thành chủ đề đáng suy nghĩ đối với những bậc phụ huynh.

lam viec nha co y nghia nhu the nao voi su phat trien cua tre

Ảnh minh họa. (Nguồn: dxy.com)

Đại học Harvard từng có một nghiên cứu dài hạn về nam công dân trong thành phố, cho thấy những người tích cực và có khả năng làm việc nhà, làm thêm hoặc tham gia các hoạt động ở nhà trường khi còn nhỏ sẽ có sự phát triển tâm lý một cách lành mạnh khi trưởng thành.

Ý nghĩa khi trẻ làm việc nhà?

Đối với nhiều phụ huynh, việc nhà vô cùng nặng nề và vất vả. Vì vậy dường như là gượng ép nếu một phụ huynh phản cảm với việc nhà lại đi hướng dẫn những đứa trẻ làm việc nhà. Tuy nhiên, đây lại là hiện tượng thường xuyên diễn ra.

Trong khi đó, cách đây 2 năm, một tổ chức khảo sát ở Mỹ đã có cuộc điều tra với 1.001 vị phụ huynh và phát hiện có khoảng 82% phụ huynh có kinh nghiệm làm việc nhà từ nhỏ nhưng chỉ có 28% số người được hỏi thường xuyên sắp xếp việc nhà cho con cái họ. Dù họ biết rằng điều này là tốt cho những đứa trẻ.

Đại học Minnesota đã tập hợp dữ liệu trong suốt 20 năm và đưa ra kết luận rằng những đứa trẻ bắt đầu làm việc nhà từ 3-4 tuổi đến thời kỳ trưởng thành, sự thành công trong giáo dục, đạo đức nghề nghiệp và các mối quan hệ sẽ được bộc lộ rõ.

Nhiều người không hề ngạc nhiên với kết quả phân tích này nhưng họ cũng chưa thực hiện một cách triệt để bởi việc này đòi hỏi sự giúp đỡ và dẫn dắt của phụ huynh nếu không sẽ chẳng có ý nghĩa gì cả.

Một giáo sư về khoa học xã hội của Đại học Minnesota từng nói rằng nhìn từ một góc độ nào đó, những đứa trẻ sinh ra trong những bộ lạc ở rừng Amazon giống như công dân độc lập hơn, trong khi những đứa trẻ của chúng ta chỉ là "những người tiêu dùng của việc nhà."

Các chuyên gia trong Dự án nghiên cứu trẻ em Mỹ của Đại học California cho thấy họ lo lắng cho những đứa trẻ thành phố sống phụ thuộc vào cha mẹ khi so sánh với những đứa trẻ sống độc lập trong bộ lạc ở Amazon. Ví dụ như khi cha mẹ giúp chúng buộc dây giày, thậm chí chúng còn phàn nàn về sự phục vụ này.

Cuốn sách "How to raise an adult" của Julie Lythcott-Haims có đoạn cho rằng việc nhà giúp những đứa trẻ xây dựng ý thức trách nhiệm, khả năng sống độc lập, sự kiên trì và những điều này đều là năng lực cần thiết của những người trưởng thành. Nếu không giao việc nhà cho những đứa trẻ là chúng ta đã cướp đi quyền hài lòng sau khi hoàn thành nhiệm vụ và cơ hội nhận thức về công việc và xã hội của chúng.

Dạy trẻ về trách nhiệm

Chuyên gia tâm lý Richard Bromfield của Đại học Havard viết rằng nếu những đứa trẻ của bạn chưa từng làm việc nhà vậy thì hãy bắt đầu dạy chúng làm từ hôm nay cũng chưa muộn.

Thực ra chúng ta không nhất thiết phải cố ý bắt trẻ làm việc nhà nhưng có thể nhờ chúng lấy quần áo, rửa rau, lau nhà hay đổ rác. Những việc không nguy hiểm và đúng khả năng của chúng thì hoàn toàn có thể để trẻ làm. Khi trẻ làm những việc như vậy chỉ cần nói lời cảm ơn với chúng.

Đương nhiên, phụ huynh cũng nên kiên nhẫn, phải dạy chúng làm như thế nào mới đúng chứ không phải gắn cho chúng cái mác "làm rối tung mọi thứ" và tuyệt đối không nên giành lại để làm khi chúng đã thực hiện được một nửa công việc. Như vậy, sự tự tin của chúng sẽ dần mất đi.

Chuyên gia tâm lý Richard Bromfield cho rằng phụ huynh nên có những biện pháp thật rõ ràng, thẳng thắn nói với chúng những việc cần làm. Cùng với sự trưởng thành, sự thảo luận này sẽ trở thành điều cần thiết bởi những đứa trẻ có thể sẽ nảy sinh thói trì trệ hoặc hy vọng nhận được khen thưởng từ những việc làm của mình.

"Nếu bạn nghĩ rằng nên kết hợp giữa việc nhà và những phần thưởng thì cũng chẳng có vấn đề nhưng bạn chỉ nên trả cho những việc nhà của cả gia đình chứ không phải chỉ đơn thuần là việc gấp chăn trên giường của chúng."

"Khi những đứa trẻ bày tỏ nguyện vọng muốn giúp đỡ thì hãy nhanh chóng chớp lấy cơ hội đó. Cần gắn mối liên hệ giữa tình yêu và việc nhà khiến cho chúng nhận ra rằng trách nhiệm, cảm giác thành công và sự giúp sức từ gia đình có mối quan hệ chặt chẽ với nhau," Richard Bromfield nói.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.