Ô nhiễm không khí đang đem lại nhiều nguy cơ sức khỏe cho con người hơn bao giờ hết. Dưới đây là những điều bạn cần biết để bảo vệ bản thân.
Tăng nguy cơ tự kỉ: Nghiên cứu cho thấy phụ nữ sống trong khu vực ô nhiễm không khí có nguy cơ sinh con tự kỉ cao gấp 2 lần. Mức độ ảnh hưởng cao nhất vào giai đoạn cuối của thai kì.
Tổn thương tim và phổi: Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch và hô hấp. Thậm chí, hít phải không khí ô nhiễm sẽ làm giảm lợi ích sức khỏe của việc tập thể dục.
Giảm khả năng sinh sản ở nam giới: Ônhiễm không khí cũng có liên quan đến sự giảm chất lượng tinh trùng.
Yếu xương cốt : Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ loãng xương và các ca gãy xương liên quan. Tác động này tương tự tác động của khói thuốc lá đến xương.
Tổn thương thận: Nghiên cứu cho thấy, ô nhiễm không khí có liên quan chặt chẽ đến bệnh thận và suy thận. Đó là bởi thận không thể lọc hết các phân tử ô nhiễm trong máu.
Lão hóa da : Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí có thể gây thay đổi sắc tố da và đẩy nhanh lão hóa da. Các chất ô nhiễm phá hủy các tế bào da và ảnh hưởng đến khả năng tự tái tạo của da.
Gây đau đầu: Các bệnh viện tiếp nhận nhiều ca đau nửa đầu hơn vào những ngày mức ô nhiễm không khí cao.
Gây các bệnh về phổi : Ô nhiễm không khí tác động rõ rệt nhất lên phổi. Tiếp xúc với khí ozon và các hạt ô nhiễm làm giảm chức năng phổi, đồng thời làm tăng nặng các bệnh phổi mãn tính.
Tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ: Ô nhiễm không khí gây viêm phổi, dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ. Tỉ lệ đau tim và đột quỵ tăng trong những ngày mức ô nhiễm cao.
Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cúm là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra theo mùa, tiêm vắc - xin cúm là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện nay còn có khá nhiều quan niệm sai lầm về vắc-xin cúm.
Thời tiết mưa nhiều là một trong những nỗi ám ảnh trong việc giặt giũ hàng ngày. Hãy cùng bỏ túi mẹo giặt và phơi quần áo vào mùa mưa để nhanh khô hơn nhé!