Phát hiện sớm và nuôi dưỡng trẻ suy dinh dưỡng

Một trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường khi được nuôi dưỡng đúng sẽ tăng cân đều hàng tháng. Nếu trẻ không tăng cân hoặc đứng cân thì nguyên nhân là do nuôi dưỡng chưa đúng.

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là cân nặng so với tuổi thấp.

Trẻ được nuôi dưỡng đúng có nghĩa là trẻ được ăn đầy đủ số lượng thức ăn, đầy đủ các chất dinh dưỡng. Để đánh giá chính xác trẻ có được thường xuyên “ăn no đủ” hay không thì cần theo dõi cân mỗi tháng một lần, vì trong những năm đầu đời cơ thể trẻ phát triển rất nhanh. Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh trung bình khoảng 3.000g (3kg); 3 tháng đầu trẻ phát triển rất nhanh tăng cân từ 1.000 - 1.200g/tháng; 3 tháng tiếp theo tăng cân từ 500 - 600g/tháng; 6 tháng tiếp theo tăng cân từ 300 - 400g/tháng, khi trẻ 1 tuổi có cân nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9 - 10 kg).

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em

Thông thường có 2 cách dùng để phát hiện, đánh giá trẻ có suy dinh dưỡng hay không. Cách phát hiện trẻ bị suy dinh dưỡng dựa vào biểu đồ tăng trưởng được sử dụng ở cộng đồng hoặc tại gia đình để phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng và cách đánh giá suy dinh dưỡng thể nhẹ cân theo chỉ số Z-Score dựa vào cân nặng theo tuổi dành cho những nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu về dinh dưỡng sử dụng, mà số liệu này được Viện Dinh dưỡng công bố hàng năm.

Biện pháp đơn giản để nhận biết được đứa trẻ phát triển bình thường hay khong la cân trẻ đều đặn hàng tháng để theo dõi diễn biến cân nặng

Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chúng ta cần biết sự phát triển bình thường về cân nặng của trẻ như sau:

Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3.000g (3kg), nếu cân nặng dưới 2.500g (2,5kg) thường là trẻ bị thiếu tháng (đẻ non) hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đẻ đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2.500g). Khi trẻ một tuổi có cân nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9 - 10kg). Trẻ từ 2 - 10 tuổi cân nặng tăng trung bình 2,4kg/năm và có thể tính cân nặng của trẻ theo công thức sau:

Xn = 9,5kg + 2,4kg x ( N-1).

Xn là cân nặng hiện tại của trẻ (kg).

9,5 là cân nặng của trẻ lúc 1 tuổi.

2,4 là cân nặng tăng trung bình trong 1 năm.

N là số tuổi của trẻ (tính theo năm).

Cách phát hiện sớm trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng

Biện pháp đơn giản để nhận biết được đứa trẻ phát triển bình thường hay có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bằng cách: cân trẻ đều đặn hàng tháng để theo dõi diễn biến cân nặng của trẻ, sau mỗi lần cân chấm lên biểu đồ tăng trưởng một điểm tương ứng với số cân nặng và tháng tuổi của trẻ, điểm chấm của tháng này nối với điểm chấm tháng trước và cứ nối như thế ta sẽ có “Con đường sức khỏe” của trẻ.

phat hien som va nuoi duong tre suy dinh duong

- Hàng tháng trẻ tăng cân (biểu đồ đi lên) đều đặn đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường.

- Nếu trẻ không tăng cân (biểu đồ nằm ngang) là dấu hiệu báo động về sức khỏe và nuôi dưỡng chưa tốt, cần xem xét. Nguyên nhân có thể: ăn chưa đủ, thiếu chất (bú mẹ không đủ, ăn ít bữa, thức ăn của trẻ nghèo nàn,…); ăn tốt nhưng chơi đùa quá sức trở nên thiếu, cần ăn thêm; trẻ đang mắc một bệnh nào đó chưa nhận thấy; do trước đó bị sụt cân nay chưa hồi phục.

Nuôi dưỡng trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Vì vậy phải cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để đảm bảo số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời cung cấp năng lượng nhiều hơn so với trẻ bình thường.

Trẻ dưới 6 tháng: tăng cường cho trẻ bú mẹ, trẻ lười bú nên vắt sữa mẹ đổ thìa, nếu không đủ sữa mẹ cho ăn sữa công thức cao năng lượng (1ml sữa cung cấp 1kcalo).

Trẻ 6 - 12 tháng: ngoài bú mẹ cần ăn thêm 2 - 3 bữa ăn dặm, nếu không đủ sữa mẹ cho ăn sữa công thức cao năng lượng. Mỗi ngày trẻ nên uống 400 - 500ml sữa nếu không có sữa mẹ thì dùng sữa cao năng lượng.

Đối với trẻ từ 1 - 2 tuổi: ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày, mỗi ngày uống 400 - 500ml sữa nếu không có sữa mẹ thì dùng sữa cao năng lượng.

Đối với trẻ từ 3 - 5 tuổi: cần ăn 5 - 6 bữa/ngày và 500ml sữa.

phat hien som va nuoi duong tre suy dinh duong

Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm thì cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chin vào các bữa phụ xen kẽ các bữa chính.

Một số trẻ có chế độ ăn thiếu năng lượng. Vì vậy, nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào nấu cho trẻ ăn…để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ. Ngoài ra có thể hóa lỏng thức ăn bằng enzym trong các hạt nảy mầm (giá đỗ, mạch nha) để tăng đậm độ năng lượng trong bữa ăn, giảm số lượng ăn trong 1 bữa.

Với trẻ trên 6 tháng nên cho ăn thêm sữa chua với lượng vừa phải (từ 1/2 đến 1 hộp) mỗi ngày sau bữa ăn chính đều đặn.

Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.

Cần cho bé ra ngoài tắm nắng 15 - 20 phút buổi sáng (khoảng 8 - 9h) những ngày có nắng. Quần áo mặc cho trẻ chọn đồ cotton, dễ thấm và không chật. Nơi ở của bé cần sạch sẽ, thoáng mát, sáng.

Lời khuyên của thầy thuốc

Nếu trẻ không tăng cân trong 3 tháng liên tục thì phải đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế.

Nếu trẻ giảm sút cân (biểu đồ đi xuống) là dấu hiệu nguy hiểm, cần tìm nguyên nhân để có cách xử lý đúng, kịp thời và nhanh chóng. Thường thì trẻ sẽ phục hồi và tăng cân khi được nuôi dưỡng tốt hơn, chăm sóc chu đáo hơn, chữa bệnh ngay, hoặc trẻ được bồi dưỡng tốt sau khi bị bệnh.

Theo ThS.BS. NGUYỄN VĂN TIẾN/SK&ĐS

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

4 bí quyết 'vàng' dạy con thành công

Từ kinh nghiệm của hơn 200 phụ huynh có con học ở Đại học Harvard, Ronald Ferguson nhận thấy những đứa trẻ thành công thường được nuôi dạy với một số điểm chung.
Mẹo chế biến cá không bị tanh

Mẹo chế biến cá không bị tanh

Nước muối, nước vo gạo, chanh và giấm... là những loại có thể giúp các bà nội trợ chế biến để thịt cá không còn tanh, giúp món ăn ngon hơn.
13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

13 loại thực phẩm giúp tăng chiều cao tự nhiên

Việc hấp thụ đủ chất dinh dưỡng trong thực phẩm vô cùng cần thiết để đảm bảo chiều cao phát triển tối ưu, ngay cả khi chiều cao được quyết định nhiều bởi yếu tố di truyền.
Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Dấu hiệu sớm của ung thư ruột non

Triệu chứng ung thư ruột non ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng, dễ bị hiểu lầm thành các bệnh tiêu hóa thông thường, dẫn tới việc bệnh nhân khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Top 10 loại rau thơm ngon giúp tăng cường sức khỏe

Rau củ là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ bảo vệ cơ thể ngăn ngừa một số bệnh như tim mạch, đái tháo đường. Mùa thu là mùa có rất nhiều loại rau thơm ngon, giàu dinh dưỡng chúng ta không nên bỏ lỡ.
Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Kiệt sức bởi áp lực nuôi con "siêu nhân"

Tham vọng nuôi con tài giỏi cả kiến thức lẫn kỹ năng sống khiến nhiều phụ huynh hy sinh mọi nguồn lực, trong đó có sức khỏe, lâu dần dẫn đến kiệt sức và mắc bệnh tâm lý.
Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa ở trẻ, bố mẹ chớ chủ quan

Sâu răng sữa là một trong những vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở trẻ. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, răng sữa bị sâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của trẻ.
3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

3 món ăn vặt người Việt mê là 'kẻ thù' của gan

Các món ăn vặt tuy hấp dẫn nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho gan. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này và chú ý đến việc lựa chọn những món ăn lành mạnh.
10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

10 thói quen hằng ngày giúp giảm đau lưng

Đổi giày phù hợp, bỏ thuốc lá, kê gối khi ngủ hay điều chỉnh dáng đi đều có thể giảm áp lực lên cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm đau lưng.
Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Phòng chống bệnh ngoài da trong mùa bão lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ là nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt. Cách phòng các bệnh ngoài da là: không tắm gội và giặt quần áo bằng nước bẩn, hạn chế lội vào chỗ nước bẩn tù đọng...
Chấp nhận sự thật của con cái

Chấp nhận sự thật của con cái

Đối với sự thật tiêu cực, đòi hỏi con người phải có khả năng/kỹ năng chấp nhận. Đây chính là một loại khả năng/kỹ năng mang tính tự vệ cao.
6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

6 sai lầm cần tránh khi dạy con ăn uống

Thói quen ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ suốt đời và nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại bệnh như tim mạch, tiểu đường có thể bắt đầu từ thời thơ ấu.