Trẻ thích cãi lại tưởng là không ngoan, ai ngờ tương lai càng hứa hẹn

Những em bé thích cãi lại được dự đoán rất thông minh, tài giỏi và có tương lai đầy hứa hẹn.

Có câu nói: “Trẻ lên ba, cả nhà học nói”. Khi có con trẻ, mọi người trong nhà dường như nói nhiều hơn để dạy bảo trẻ, giúp bé sớm nói sõi, nói nhiều, biết nói những lời hay ý đẹp. Khi trẻ biết nói rồi, một số bé thường nói rất nhiều khiến cha mẹ phải đau đầu, không trả lời kịp những câu nói của trẻ. Không những thế, một số em bé lại thích cãi lại, nói lý với bố mẹ. Vậy con trẻ thích cãi lại có phải là tốt hay không?

Nghiên cứu tâm lý của Đại học Virginia, Hoa Kỳ đã khẳng định rằng những đứa trẻ thích cãi lại khi lớn lên ít có hành vi xấu hơn những đứa trẻ ngoan ngoãn. Thực ra, trẻ cãi lại là chuyện bình thường. Vì xét theo quá trình trưởng thành và phát triển, trẻ có 3 thời kỳ nổi loạn.

2-4 tuổi: Thời kỳ nổi loạn đầu tiên

Trong quá trình con cái lớn lên, khi lên 2, bé sẽ bắt đầu bước vào thời kỳ nổi loạn. Trước đó, bé thường làm mọi việc theo lời của cha mẹ. Tuy nhiên, khi lên 2 bé đã có thể bộc lộ ý thích và mong muốn của bản thân. Bé thường nói không nhiều hơn và thích cãi lại người lớn.

Trẻ thích cãi lại tưởng là không ngoan, ai ngờ tương lai càng hứa hẹn

7-9 tuổi: Giai đoạn gần trưởng thành

Sau khi lên 7 tuổi, cha mẹ sẽ thấy con mình bỗng nhiên muốn “lớn” hơn hẳn và thường nói rằng con đã lớn và đã trưởng thành. Trẻ ở độ tuổi này rất ghét việc cha mẹ coi mình như trẻ con.

Điều này là do đến giai đoạn này, khả năng hoạt động độc lập của trẻ tăng lên. Bé bắt đầu trở nên bướng bỉnh và vô lý hơn trước. Nếu cha mẹ không nhận thức được vấn đề này mà thường giáo dục trẻ theo cách mắng mỏ thì sẽ khơi dây tâm lý nổi loạn trong trẻ.

Trẻ 12-17 tuổi: Thời kỳ nổi loạn

Trẻ em tuổi mới lớn như cái gai, luôn muốn theo đuổi cuộc sống độc lập, tự do, ghét sự gò bó. Trên thực tế, đây là một hiện tượng bình thường. Trẻ em trải qua tuổi mới lớn sẽ có tư tưởng xung đột với cha mẹ. Họ thích làm những điều mà cha mẹ không cho phép. Lúc này, cha mẹ chớ nên quá nghiêm khắc, bảo thủ mà hãy lắng nghe tâm tư của con trẻ.

Tiến sĩ Angelica Fass, một nhà tâm lý học người Đức, từng nói: Những đứa trẻ có thể tranh luận với người lớn tuổi của mình thường có nhiều tiềm năng hơn trong quá trình trưởng thành.

Trẻ thích cãi lại tưởng là không ngoan, ai ngờ tương lai càng hứa hẹn

Hầu hết những đứa trẻ thích cãi lại có phẩm chất sau

1. Những đứa trẻ thích cãi lại thường độc lập hơn

Trong thời hiện đại, cha mẹ cần dạy con biết sống, hoạt động độc lập. Những đứa trẻ càng độc lập thì khả năng sinh tồn càng mạnh và khả năng trưởng thành càng sớm. Những trẻ thích cãi lại có tiềm năng sống độc lập. Và có thể độc lập giải quyết các vấn đề khác nhau khi lớn lên.

2. Trẻ thích cãi lại có tư duy nhanh nhẹn và logic mạnh mẽ hơn

Đứa trẻ thích cãi lại phải có lý do mới dám cãi lời người lớn. Điều này đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ và xử lý rất nhanh. Đối với trẻ em, quá trình cãi lại thực chất là một quá trình rèn luyện tính logic. Những đứa trẻ như vậy thường tư duy nhanh nhạy và logic mạnh mẽ nên khi lớn lên chúng rất dễ thành công trong một số lĩnh vực nhất định.

Trẻ thích cãi lại tưởng là không ngoan, ai ngờ tương lai càng hứa hẹn

3. Những đứa trẻ thích cãi lại thường can đảm và trách nhiệm hơn

Một đứa trẻ thích lại người lớn dễ bị đánh, bị mắng. Nhưng trẻ dám làm điều này có nghĩa là bé rất can đảm và có trách nhiệm.

4. Những đứa trẻ thích nói lại có khả năng giải quyết vấn đề mạnh mẽ hơn

Tại sao trẻ lại cãi lại người lớn? Chắc là do người lớn không đồng ý, không đồng tình nên muốn tranh cãi. Loại biểu hiện này cho thấy trẻ có ý thức giải quyết vấn đề và không đồng tình với cách giải quyết của bố mẹ.

Theo Khánh An/ Theo Sohu

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast