Mẹ nội trợ đảm đang gợi ý cách trồng rau mùa hè lên mơn mởn

Đầu hè là thời điểm các chị em nội trợ "cải tổ" lại vườn rau sân thượng, thay các loại cây ưa mát bằng các loại cây ưa nắng đặc trưng của mùa hè.

Sau khi mùa xuân kết thúc, nhiều loại cây trồng ưa râm mát dần khó trồng và khó sống hơn khi mùa hè nóng nực bắt đầu. Đây chính là thời điểm các bà nội trợ yêu thích "làm nông" tại gia bắt tay vào việc cuốc xới lại để gieo các loại cây rau mới cho mùa hè. Với kinh nghiệm 3 năm trồng các loại rau quả để gia đình sử dụng mỗi ngày, chị Thu Ngân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết đã bắt đầu "cải tổ" lại vườn rau sân thượng rộng 50m2 của mình với gần 15 loại rau mùa hè phát triển cực khỏe và nhanh cho thu hoạch.

Chị Ngân chia sẻ: "Từ tháng 3 đến tháng 4, thời tiết còn mát mẻ nên tôi trồng khá nhiều loại cải, từ cải mơ, cải bắp đến cải xoăn... Nhưng bước sang tháng 5 thì thời tiết nóng nực hẳn, nắng to nhiều khiến nhiều loại rau dễ bị cháy lá như xà lách chẳng hạn. Muốn bớt mất công chăm sóc và có thêm rau ăn thì tôi quyết định chuyển đổi loại cây trồng sao cho nó phù hợp với thời tiết mùa hè. Có thể kể đến cây mùng tơi, rau dền, rau muống..."

Bà mẹ trẻ cho biết, rau mùng tơi lên mạnh nhất vào mùa hè, chỉ cần đất ẩm, thời tiết ấm nóng là lên rất nhanh. Để thuận lợi cho việc gieo trồng, người gieo nên ngâm hạt vào nước hơi ấm khoảng 2 - 3 tiếng sẽ giúp hạt bật nhanh hơn, không nên ngâm quá lâu sẽ làm mầm bị thối hỏng.

Mẹ nội trợ đảm đang gợi ý cách trồng rau mùa hè lên mơn mởn

Theo kinh nghiệm tích lũy nhiều năm, chị Ngân còn chia vùng trồng cây để phù hợp với tập tính của các loại quả. Ví dụ như rau ngót trồng được vào mùa hè nhưng ưa mát nên chị sẽ trồng nhiều ở sát tường, giúp cây không chịu quá nhiều nắng nóng. Các loại rau đay, rau dền dễ lên khi vào hè nên có thể trồng ở giữa sân đón nắng. Hoa thiên lý đặc biệt thích nắng, lại thuộc dòng cây leo, leo càng rộng thì càng thu hoạch được nhiều hoa, thế nên chị Ngân làm giàn cây lớn để trồng thiên lý, tranh thủ lấy thêm ít bóng râm trồng một số loại cây ưa mát phía dưới như hành hoa, hẹ...

"Bên cạnh hoa thiên lý, mình trồng cả dưa chuột để lấy quả, trồng bù để lấy ngọn. Dưới tán các giàn cây, mình trồng thêm một số cây ăn lá như cải bó xôi, xà lách tím Salanova, cải cầu vồng... Những loại cây này trồng mùa hè rất nhanh lên, chỉ cần chú ý tưới nước đủ ẩm đất, sau khoản 20 ngày là có thể tỉa lá ăn dần" - chị Ngân chia sẻ.

Mẹ nội trợ đảm đang gợi ý cách trồng rau mùa hè lên mơn mởn

Bên cạnh các loại rau tỉa lá, chị Ngân còn trồng thêm một số cây lấy quả trong mùa hè. Không chỉ có mỗi dưa chuột, chị còn làm giàn trồng thêm các loại mướp như mướp đắng, mướt nếp thơm, đậu đũa. Ngay dưới đất thì trồng thêm 1 - 2 cây ớt và cà chua lấy quả.

"Đậu đũa lên rất nhanh vào đầu mùa hè, vào hè thì thu hoạch liên tục ăn không hết. Đây cũng là loại cây cả gia đình tôi ưa thích ăn vì vừa ngọt, vừa mát lại rất ngon. Trồng đậu đũa rất dễ nhưng phải để ý khá nhiều giai đoạn. Ví dụ như hạt giống trước khi gieo nên ngâm nước ấm 40 độ C sau đó vớt ra đưa vào ủ khăn ấm cho nứt nanh rồi mới đem gieo vào khay. Nếu bỏ qua bước này thì đậu rất khó nảy mầm. Đậu lên được chừng 20cm thì có thể làm giàn, ngày tưới 2 lần nước và để chỗ nắng mạnh. Sau độ 1,5 đến 2 tháng là có đậu thu hoạch rồi" - chị Ngân chia sẻ.

Mẹ nội trợ đảm đang gợi ý cách trồng rau mùa hè lên mơn mởn

Nói về phương pháp phòng trừ sâu bệnh, ốc sên hại lá cho cây trồng mùa hè, chị Ngân bật mí, khi bắt đầu cho đất vào chậu để trồng cây, chị dùng vỏ trứng giã nhỏ lót một lớp xuống đáy chậu, sau khi xuống cây được 1 - 2 tuần lại rắc thêm một lớp quanh gốc, cách này giúp một số loại sâu, ốc sên tránh xa cây. Riêng đối với cây đậu đũa, thời điểm ra quả thường mắc bệnh rệp hại quả, chị sử dụng thuốc lào xay nhỏ ngâm nước để qua đêm rồi phun lên vào ban ngày để diệt rệp.

"Ngoài dùng vỏ trứng, tôi cũng dùng tỏi giã nhỏ ngâm cùng với nước sạch khoảng 2 ngày rồi phun lên để cây chống được dịch bệnh. Nếu dùng nước tỏi thì sẽ không được bón phân hóa học, hai loại này sẽ áp chế lẫn nhau nên sẽ không đạt được hiểu quả như ý". Thỉnh thoảng, chị cũng sử dụng thêm ớt giã nhỏ trộn cùng tỏi để làm thuốc trừ sâu hữu cơ, hiệu quả đạt được khá tốt.

Tuy nhiên, chị cũng lưu ý chỉ phun dung dịch thuốc trừ sâu làm từ tỏi và ớt vào buổi đêm, khi thời tiết mát mẻ. Tránh phun vào ban ngày, có thể gây nên tình trạng cháy lá, thậm chí là làm chết cây khi tiếp xúc nắng nóng trực tiếp của mùa hè.

Theo emdep.vn

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?