Miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh hiếm gặp trong 10 năm qua

Theo Trung tâm Dư báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh từ ngày 13 - 15/5, đây là một trong những đợt không khí lạnh hiếm gặp vào tháng 5 trong 10 năm qua.

Miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh hiếm gặp trong 10 năm qua

Miền Bắc chuẩn bị đón đợt không khí lạnh hiếm gặp trong tháng 5. Ảnh: TTXVN.

Đợt không khí lạnh sắp tới sẽ diễn ra từ ngày 13 - 15/5, có thể gây gió mạnh trên Vịnh Bắc Bộ lên tới cấp 6, giật cấp 7 - 8. Dự báo nhiệt độ thấp nhất ở vùng núi có thể xuống dưới 16 độ C, khu vực đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm Hà Nội) được dự báo thấp nhất từ 20 - 23 độ C.

Có thể nói đây là một trong những đợt không khí lạnh hiếm gặp vào tháng 5 trong vòng 10 năm qua, tương đương vào năm 2011. Trong khoảng 40 năm qua, tính từ năm 1981, theo số liệu quan trắc lịch sử của trạm Láng (Hà Nội), vào ngày 4/5/1981 nhiệt trung bình ngày ghi nhận 19,6 độ C và ngày 5/5/1994 là 19,8 độ C.

Ngoài nhiệt độ giảm sâu còn kèm theo mưa to đến rất to từ ngày 13/5, đặc biệt là ở vùng núi Bắc Bộ. Nguy cơ cao xảy ra đa thiên tai lốc sét, mưa đá, gió giật mạnh; sạt lở, lũ lụt ở vùng núi, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp.

Các chuyên gia dự báo, khu vực Bắc Bộ từ tháng 5 - 7 và tháng 10 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, từ tháng 8 - 9/2022, nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm.

Khu vực Trung Bộ, nhiệt độ từ tháng 5 - 6 và tháng 10 phổ biến xấp xỉ so với so với trung bình nhiều năm, từ tháng 7 - 9 nhiệt độ phổ biến cao hơn từ 0,5 - 1 độ C so với trung bình nhiều năm riêng tại khu vực Bắc Trung Bộ nhiệt độ vào tháng 7 xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Nắng nóng tại khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ có khả năng xuất hiện muộn hơn so với trung bình nhiều năm, có cường độ không gay gắt và kéo dài như năm 2020.

Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, tháng 5 - 6 nhiệt độ phổ biến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, từ tháng 7 - 10 nhiệt độ phổ biến cao hơn 0 - 0,5 độ C so với trung bình nhiều năm.

Cùng với đó, từ nay đến cuối năm 2022, dự báo trên khu vực Biển Đông có khoảng 10 - 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta khoảng từ 4 - 6 cơn, thấp hơn đến xấp xỉ so với trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm khoảng từ 12 - 14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp khoảng từ 5 - 7 cơn).

Trong các tháng mùa mưa bão, tại khu vực Bắc Bộ lượng mưa có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm, đề phòng các đợt mưa lớn có khả năng xảy ra từ khoảng tháng 6 - 8. Tuy nhiên, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình. Từ khoảng tháng 10, tại khu vực Trung Bộ có xu hướng gia tăng lượng mưa.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.