Mô hình sinh kế tiếp sức cho nhiều hoàn cảnh khó khăn ở Can Lộc thoát nghèo

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, các mô hình sinh kế được hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã giúp nhiều hoàn cảnh khó khăn ở Can Lộc (Hà Tĩnh) được tiếp sức trên hành trình thoát nghèo.

Mỗi ngày, nhìn đàn gà lớn lên từng ngày, anh Phạm Quang Đính (SN 1968) ở thôn Tân Phú, xã Phú Lộc lại có thêm niềm hy vọng vào một nguồn thu nhập mới. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, mẹ già đau ốm liệt giường, con cũng không được mạnh khỏe như bao đứa trẻ khác nên dù có cố gắng mưu sinh, gia đình anh vẫn đang là hộ cận nghèo.

Mô hình sinh kế tiếp sức cho nhiều hoàn cảnh khó khăn ở Can Lộc thoát nghèo

Đàn gà của gia đình anh Phạm Quang Đính ở thôn Tân Phú, xã Phú Lộc đang sinh trưởng tốt.

Từ nguồn hỗ trợ của Dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững), tháng 8/2023, gia đình anh Đính được hỗ trợ 65 con gà giống và lượng thức ăn cho gà trong tháng đầu tiên. Cùng với đó, anh cũng được tập huấn, tư vấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho đàn gà. Mong muốn có thêm nguồn thu cải thiện đời sống gia đình, đồng thời thể hiện quyết tâm thực hiện tốt mô hình, vợ chồng anh đã dồn sức chăm sóc đàn gà.

Anh Đính chia sẻ: “Quá trình nuôi, chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn về quy trình kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh của cán bộ thú y nên tỷ lệ gà phát triển khá cao. Hiện tại, sau gần 3 tháng, gà đã có trọng lượng trung bình trên 2,5 kg/con, vậy là chúng tôi sắp có một nguồn thu nhập đáng kể”.

Mô hình sinh kế tiếp sức cho nhiều hoàn cảnh khó khăn ở Can Lộc thoát nghèo

Bà Lê Thị Tám ở thôn Nghĩa Sơn, xã Gia Hanh cũng đang cố gắng chăm sóc bê con của chương trình.

Cũng được hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững từ tháng 8/2023, bà Lê Thị Tám (SN 1961) - hộ nghèo ở thôn Nghĩa Sơn, xã Gia Hanh đã nhận được một con bê con từ Dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.

Bà Tám cho biết: “Con đều ở xa, hoàn cảnh cũng khó khăn nên không đỡ đần được nhiều cho bố mẹ, chồng tôi lại đau ốm triền miên nên cuộc sống khá chật vật. Được nhận bê con từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chúng tôi rất vui. Tôi sẽ cố gắng chăm sóc bê thật tốt để có thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống của gia đình”.

Được biết, Dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã hỗ trợ cho người dân xã Gia Hanh hơn 200 triệu đồng. Để tạo sinh kế cho người nghèo, cận nghèo, địa phương đã rà soát lựa chọn 18 hộ đảm bảo điều kiện, cam kết chăn nuôi phát triển để trao tặng bê giống.

Anh Nguyễn Xuân Thiên - Phó Chủ tịch UBND xã Gia Hanh thông tin: "Xã cũng đã liên hệ với các gia đình có con giống tốt trên địa bàn để 18 hộ được tặng bê có cơ hội lựa chọn. Chính quyền địa phương cũng đã đồng hành với các hộ trong quá trình tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, kiểm tra, giám sát. Sau gần 3 tháng trao tặng bê con, đến nay bê con tại các gia đình đã và đang được chăm sóc tốt”.

Mô hình sinh kế tiếp sức cho nhiều hoàn cảnh khó khăn ở Can Lộc thoát nghèo

Thời gian qua, huyện Can Lộc tăng cường phổ biến các chính sách giảm nghèo cho người dân trên địa bàn.

Cùng với nỗ lực của địa phương và các ban ngành, đoàn thể trong mục tiêu chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau, nguồn hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn Can Lộc đã trao niềm hy vọng, tạo động lực cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn vươn lên trong cuộc sống.

Đến thời điểm hiện tại, Dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đang được triển khai tại 4 xã trên địa bàn Can Lộc gồm: Phú Lộc, Vượng Lộc, Gia Hanh, Khánh Vĩnh Yên với 2 dạng mô hình: nuôi bê con và nuôi gà, gồm 143 hộ nghèo, cận nghèo được hưởng lợi. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước là 800 triệu đồng, bao gồm hỗ trợ con giống, thức ăn và chuyển giao các kiến thức khoa học kỹ thuật phòng chống dịch bệnh. Qua kiểm tra cho thấy, các mô hình sinh kế đang được bà con chăm sóc chu đáo và phát triển tốt.

Chị Trần Thị Bích
Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Can Lộc

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.