Mỗi người Việt Nam xả ra 64 kg rác thải nhựa/năm

Việt Nam và thế giới đang phải vật lộn với cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Nhưng đừng quên cuộc chiến lâu dài: Chống rác thải nhựa.

Rác thải nhựa tại Việt Nam tương đương với châu Âu những năm 2010

Cách đây hơn hai năm, từ trung ương đến địa phương, các cộng đồng và nhiều doanh nghiệp đã hưởng ứng phong trào hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần sôi nổi và thực chất sau phát động của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng ngay khi đại dịch COVID-19 bùng phát, số lượng các sản phẩm nhựa dùng 1 lần được sử dụng tăng cao, trong khi đó, một số chính sách, quy định về hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa đã phải tạm dừng hoặc được ít người quan tâm.

Siêu thị giờ không còn rau bọc lá chuối, chợ không túi nilon cũng khó để duy trì. Giá thành thấp, túi nilon lại rất tiện dụng, đặc biệt là trong công đoạn bao gói các mặt hàng phải vận chuyển đi xa.

Chừng nào chưa có vật liệu thay thế tiện dụng hơn, giá tương đương thì nhu cầu dùng vật liệu nhựa còn khó có thể giảm bớt. Túi nilon, băng dính hay bao tải dứa. Tất cả đều là rác nhựa. Lượng rác này có thể tăng gấp rưỡi, thậm chí là gấp đôi trong dịch COVID-19.

Ô nhiễm nhựa đang là một trong những vấn nạn môi trường cấp bách nhất thế giới trong thập kỷ này. Việt Nam với nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và nhu cầu tiêu dùng tăng cao cũng không là ngoại lệ. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về khối lượng rác thải nhựa xả ra đại dương hàng năm. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên, mức độ phát thải rác nhựa ở nước ta đang tiếp tục gia tăng.

Mỗi người Việt Nam xả ra 64 kg rác thải nhựa/năm

Tổng lượng rác thải nhựa tại Việt Nam là hơn 640 nghìn tấn/năm, trung bình là 64 kg/người/năm

Rác thải nhựa chiếm 16-21% tổng lượng chất thải, trong đó 70-90% là vật liệu nhựa không có giá trị. Rác thải nhựa chủ yếu là các loại túi nilon, hộp xốp, gói bánh kẹo...

Tổng lượng rác thải nhựa tại Việt Nam là hơn 640 nghìn tấn/năm, trung bình là 64 kg/người/năm, trong đó TP Hồ Chí Minh đứng đầu với lượng rác thải nhựa phát sinh trung bình là 73 kg/ người/năm. Con số này cao hơn đáng kể so với các báo cáo trước đây, và tương đương với lượng phát sinh rác thải nhựa của các nước châu Âu những năm 2010.

Chống rác thải nhựa – kinh nghiệm của Hội An

Trong đại dịch này, tình trạng giãn cách và phong tỏa khiến cho mọi người khó có hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Thế nhưng khó thì không có nghĩa là hoàn toàn không thể làm được.

Ngay tại Hội An, khi dịch COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch bị suy kiệt thì cuộc chiến chống rác thải nhựa vẫn không dừng lại.

Trong từng mái nhà, thói quen ít dùng túi nilon, đổ rác theo phân loại vẫn diễn ra bình thường như 10 năm qua.

Người dân Hội An vẫn có thói quen ít dùng túi nilon, đổ rác theo phân loại vẫn diễn ra bình thường như 10 năm qua

Ven biển An Bàng mùa dịch còn vài nhà hàng cầm cự được. Khách gần như không có, doanh thu giảm. Nhưng nhiều nhà hàng vẫn muốn giữ thói quen dùng ống hút gạo hay túi nilon đựng rác tự phân hủy. Một vài sáng kiến xoay sở để có thể vẫn sử dụng được mặt hàng thay thế cho nhựa một lần.

Không có khách du lịch, lượng rác nhựa sản sinh trong năm vừa qua cũng giảm hẳn. Nhưng để việc giảm rác nhựa thực sự đi vào bản chất, Hội An biết không thể chỉ trông chờ vào thói quen và sự tự giác của một vài điểm sáng trong cộng đồng.

Theo tính toán thì chi phí xã hội, môi trường và kinh tế cho nhựa trong năm 2019 trên thế giới là 3,7 nghìn tỷ USD, chiếm một nửa số tiền thế giới cần phải chi cho lĩnh vực y tế toàn cầu. Hãy thử tưởng tượng trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại do đại dịch, mà chúng ta còn phải chi tiền cho đồ nhựa nhiều đến vậy.

Việt Nam và thế giới đang phải vật lộn với cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Nhưng mỗi người trong chúng ta đừng quên cuộc chiến lâu dài: Chống rác thải nhựa - cuộc chiến ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhân loại.

Cùng trao đổi về chủ đề Cuộc chiến chống rác thải nhựa trong chương trình Vấn đề hôm nay là ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài Nguyên và Môi trường.

Theo VTV

Đọc thêm

Người trẻ Hà Tĩnh và quan niệm “Tết xê dịch”

Người trẻ Hà Tĩnh và quan niệm “Tết xê dịch”

Du lịch Tết đang là sự lựa chọn của nhiều người, nhiều gia đình ở Hà Tĩnh để tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ nhằm khởi động một năm mới an nhiên, đầy hứng khởi và tràn đầy năng lượng.
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Mâm cơm cúng tất niên

Mâm cơm cúng tất niên

Cúng tất niên là một lễ truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa, được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ cúng giao thừa của Tết Nguyên đán.
Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn?

Đạp xe hay chạy bộ tốt hơn?

Đạp xe đạp và chạy bộ đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, phù hợp với mọi lứa tuổi để có thể rèn luyện mỗi ngày. Thế nhưng không ít người băn khoăn đạp xe hay chạy bộ tốt hơn?
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Tin gió mùa Đông Bắc và rét

Tin gió mùa Đông Bắc và rét

Dự báo khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 26/1 trời rét đậm, vùng núi rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.
Vì sao vẫn bị hôi miệng dù đánh răng thường xuyên?

Vì sao vẫn bị hôi miệng dù đánh răng thường xuyên?

Hôi miệng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, và đôi khi, tình trạng này vẫn xảy ra mặc dù họ có thói quen đánh răng đều đặn. Vậy, nguyên nhân do đâu và cách xử trí như thế nào để có hiệu quả?
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.