Ngoài "nghĩa địa máy bay" nổi tiếng tại căn cứ Davis - Monthan (bang Arizona) thì quân đội Mỹ còn một kho lưu trữ xe tăng - thiết giáp dư thừa với quy mô cực lớn tại Sierra Army Depot thuộc bang Nevada.
Khi nhắc tới "nghĩa địa xe tăng", có lẽ nhiều người sẽ nghĩ ngay tới bãi tập kết cực lớn nằm tại Nhà máy Kharkiv ở miền Đông Ukraine. Đây là nơi lưu trữ hàng ngàn xe tăng chiến đấu chủ lực lạc hậu được sản xuất dưới thời Liên Xô.
Những xe tăng chiến đấu chủ lực nằm tại Nhà máy Kharkiv hầu hết đều đã trong tình trạng kỹ thuật xuống cấp nặng nề, trái ngược hẳn với các xe tăng đang được Nga lưu trữ tại "nghĩa địa" nằm trên nước cộng hòa Buryatia.
Khu "nghĩa địa xe tăng" lớn nhất nước Nga gây ấn tượng mạnh bởi hầu hết chiến xa được bảo quản nơi đây đều trong tình trạng kỹ thuật tốt, có thể nhanh chóng bước vào sẵn sàng chiến đấu.
Nếu như có ai đó nghĩ rằng "Nghĩa địa xe tăng" chỉ là đặc trưng của Liên Xô hay các quốc gia Đông Âu thì họ đã nhầm lớn, bởi vì ngay trên đất Mỹ cũng có một địa danh tương tự.
Đó chính là Sierra Army Depot (SIAD) - một kho lưu trữ của Quân đội Mỹ nằm tại khu vực thung lũng của dãy núi Sierra Nevada, thuộc tiểu bang Nevada.
Căn cứ quân sự này được xây dựng vào năm 1942, mục đích thiết kế ban đầu là một cơ sở lưu trữ đạn dược nằm sâu trong nội địa để tránh các cuộc tập kích có thể xảy ra của Phát xít Nhật.
Với đặc trưng khí hậu khô và gần như bị cô lập hoàn toàn của Sierra Army Depot, khu vực này đã được lựa chọn để làm nơi tập kết hàng ngàn xe tăng - thiết giáp dư thừa của Quân đội Mỹ
Theo ước tính thì căn cứ khổng lồ trên đang lưu trữ hơn 2.000 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams tối tân của Quân đội Mỹ, chưa kể số lượng còn lớn hơn các chủng loại M60 hay M48 Patton lạc hậu.
Tương tự máy bay bảo quản tại căn cứ Davis-Monthan, nhiều xe tăng - thiết giáp tại đây vẫn đang trong tình trạng kỹ thuật rất tốt, chúng sẽ được phục hồi năng lực chiến đấu trong thời gian rất ngắn để tung ra chiến trường hay bán lại cho một quốc gia khác.
Sau đợt cắt giảm ngân sách quốc phòng hồi năm 2012, Quân đội Mỹ thông báo họ đã có đủ số lượng xe tăng Abrams cần thiết, bởi vậy nhiều chiếc đã được đưa tới đây để lưu trữ nhằm tiết kiệm số tiền lên tới 3 tỷ USD.
Không chỉ có xe tăng, nhiều xe thiết giáp đa dụng Humvee, xe thiết giáp kháng mìn MRAP hay xe tải bọc thép hạng nặng Oshkosh M1120 LHS... cũng được đưa về Sierra Army Depot để cất trữ.
Số phận của những phương tiện này được đánh giá là may mắn, bởi vì nhiều chiếc khác đã bị Quân đội Mỹ "chơi sang" khi phá bỏ để khỏi tốn chi phí vận chuyển về nước và tránh để lọt vào tay phiến quân.
Nhưng với chính sách tăng cường sức mạnh quân sự được Tổng thống Donald Trump đưa ra, thời gian gần đây rất nhiều xe tăng, xe thiết giáp đã được "gọi tái ngũ".
Trong ảnh là các kỹ thuật viên được giao nhiệm vụ phục hồi hoạt động cho các xe thiết giáp chở quân bánh xích M113 để viện trợ cho một quốc gia đồng minh.
Chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho căn cứ Sierra Army Depot là đơn vị Quân cảnh số 980 trực thuộc Bộ tư lệnh Quân trang Lục quân Hoa Kỳ (United States Army Materiel Command).
Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
16 lãnh đạo cấp phòng thuộc Công an Hà Tĩnh tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi đều là những cán bộ có bề dày kinh nghiệm, có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác bảo đảm ANTT và xây dựng lực lượng của ngành.
Những chiến sỹ Điện Biên quê Hà Tĩnh năm xưa giờ đây đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ký ức về một thời hoa lửa ở miền Tây Bắc dường như vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người.
Lần đầu tiên sải bước trong đội hình duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Moskva, Liên bang Nga), mỗi quân nhân Hà Tĩnh cảm nhận sâu sắc niềm vinh dự, tự hào khi đại diện cho Tổ quốc và Quân đội nhân dân Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
Chiều tối 3-5 (giờ địa phương), tức rạng sáng 4-5, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Liên bang Nga đã diễn ra buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025).
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Lâm Thành là lính thợ tay nghề cao, nhiều sáng kiến, luôn gắn bó với những “ông già thép” - xe thiết giáp BTR-152 của LLVT Hà Tĩnh.
Lễ đón đoàn diễn ra trang trọng, chu đáo thể hiện sự ghi nhận đối với công lao đóng góp của cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh trong tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Sáng 30/4, những máy bay chiến đấu SU30MK2 hiện đại nhất Việt Nam có màn bắn gần 400 quả đạn nhiễu trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, tạo nên khung cảnh vô cùng rực rỡ trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4 là dịp tiếp thêm niềm tin, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới để Việt Nam vững bước trên hành trình phát triển, hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ ngày 26-30/4/1975) là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Thời gian tới, Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05 và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-29/3/1975) là một trong 3 chiến dịch lớn của quân Việt Nam trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, góp phần nhanh chóng giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, ngày 30/4 tới đây, tại TP HCM sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia. Nhiều người băn khoăn diễu binh, diễu hành là gì? Diễu binh và duyệt binh khác nhau như thế nào?
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Mô hình “Gắn kết và đồng hành” giúp Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh) phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương quản lý, giáo dục, rèn luyện chiến sĩ trẻ tốt hơn.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra trong gần hai tháng, qua 3 chiến dịch. Trong đó, chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cũng là đòn đột phá chiến lược.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Lãnh đạo TP Hà Tĩnh tin tưởng, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tiếp tục phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, xây dựng quê hương phát triển trong thời kỳ mới.
Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 24/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị gặp mặt đại biểu cựu chiến binh, cựu TNXP tiêu biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với công lao và sự hy sinh to lớn của các CCB, cựu TNXP cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - Quyết thắng” chào mừng 50 năm thống nhất non sông được LLVT Hà Tĩnh cụ thể hóa bằng những thành tích mới, đỉnh cao mới trong thực hiện nhiệm vụ.
Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.
Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ, cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh Hà Tĩnh nguyện hứa sẽ tiếp tục phấn đấu để xứng đáng là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, chính quyền và Nhân dân.
50 năm giải phóng miền Nam: Sáng 22/4, các biên đội trực thăng, tiêm kích Su30-MK2 hợp luyện thả cờ Đảng và cờ Tổ quốc, bay đội hình, chao lượn trên bầu trời trung tâm TP.HCM.