Mùa cúc bách nhật bên sông Hồng

Hơn 14.000 m2 cúc bạch nhật nở rộ thành thảm hoa tím bên sông Hồng, thu hút nhiều người đến chụp ảnh dịp cuối tuần.

Mùa cúc bách nhật bên sông Hồng

Hằng năm cứ khoảng đầu tháng 11 đến cuối tháng 12, bãi đất trống bên sông Hồng đoạn qua phố Thạch Cầu (Long Biên, Hà Nội) lại nở rộ loài hoa cúc bách nhật màu tím ngắt.

Mùa cúc bách nhật bên sông Hồng

Hoa bách nhật còn được gọi với cái tên khác là hoa cúc bách nhật, cúc pha lê, cúc nút áo... Đây là loại hoa tròn nhỏ, là cây thân thảo, mọc thẳng, nhiều cành, thân non màu xanh, thân già chuyển màu tía. Hoa thường được trồng theo luống dày.

Mùa cúc bách nhật bên sông Hồng

Cây được trồng và nở rộ quanh năm, nhưng thời điểm đầu đông là dịp hoa nở đẹp nhất vì mưa ít và nắng không quá gắt. Nếu được chăm sóc tốt, và ra đúng thời điểm có thể cao tới 90 cm.

Mùa cúc bách nhật bên sông Hồng

“Hoa xuất hiện ở ven Hà Nội khoảng 10 năm trước, nhưng trồng lẻ tẻ để bán cho người dân cắm lọ. Khoảng 5 năm gầy đây, hoa được trồng với diện tích lớn để phục vụ nhu cầu chụp ảnh. Tại đây hiện có 14.000 m2, với chừng 150.000 cây đang độ nở rộ vào mùa đẹp nhất năm”, anh Hùng, chủ cánh đồng hoa, cho biết. Theo anh Hùng, hoa này trước đó không rõ tên gọi, nhưng người dân trồng nhiều vụ, thấy hoa tàn sau 100 ngày nên gọi là bách nhật.

Mùa cúc bách nhật bên sông Hồng

Hoa bách nhật được biết đến là có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hoa có nhiều màu: tím đậm, trắng và tím là hai màu đặc trưng. Khi nở, bông hoa nhỏ, tròn như những chiếc cúc áo.

Mùa cúc bách nhật bên sông Hồng

Cúc được gieo hạt từ tháng 6, sau khoảng 100 ngày bắt đầu nở, thời gian nở gần 3 tháng mới tàn hết. Nơi trồng phải đảm bảo có nhiều ánh nắng thì cây mới có thể phát triển tốt.

Mùa cúc bách nhật bên sông Hồng

Hằng ngày người chăm sóc phải tươi để cây luôn được giữ ẩm và sinh trưởng tốt. 10 ngày phun thuốc nấm, 10 ngày bón phân một lần kể cả lúc hoa đang rộ.

Mùa cúc bách nhật bên sông Hồng

Thời điểm đẹp nhất trong ngày để chụp ảnh với cúc bách nhật là buổi chiều khi mặt trời lặn, nắng vàng mật ong chiếu xuyên qua cánh hoa tạo nên màu hồng đậm. Từng luống cúc bách nhật nở rộ bên sông Hồng thu hút nhiều người dân đến chụp ảnh lưu niệm.

Mùa cúc bách nhật bên sông Hồng

Vào buổi sáng, màu sắc hoa tươi hồng nhẹ hơn.

Mùa cúc bách nhật bên sông Hồng

Đây hiện là một cánh đồng hoa cúc bách nhật lớn nhất miền Bắc. Hoa còn được dùng với các công dụng đặc biệt như làm thuốc chữa hen suyễn đối với người lớn và trẻ con, bụng đầy, tiểu tiện khó khăn, trẻ con sốt quá hóa mê sảng. Ngoài ra, loài cây hoa này còn được sử dụng để chữa cao huyết áp và ho gà khá hiệu quả.

Mùa cúc bách nhật bên sông Hồng

Cánh đồng hoa bách nhật màu tím ở Thạch Cầu (Long Biên) đang thu hút nhiều người tới chụp ảnh. Vé vào cửa là 70.000 đồng một người, có thể dạo chơi và chụp ảnh cả ngày, không hạn chế thời gian.

Theo VNE

Đọc thêm

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Hà Tĩnh đón gió mùa Đông Bắc

Do ảnh hưởng của bộ phận không khí lạnh, từ ngày mai (17/11), Hà Tĩnh khả năng có gió Đông Bắc mạnh cấp 3, cấp 4; nhiệt độ thấp nhất 20 độ C.
Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Áp thấp tan dần, bão USAGI có gió giật cấp 15

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão USAGI ở trên vùng biển phía Bắc đảo Lu Dông (Philippin); sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (117-133km/h), giật cấp 15
Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Bệnh tuyến giáp ở nam giới có nguy hiểm?

Thông thường các bệnh về tuyến giáp phổ biến hơn ở nữ giới. Nguyên nhân là do sự khác biệt về cấu tạo và chức năng sinh lý khiến tỷ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ cao hơn nam giới. Vậy, ở nam giới thường mắc các bệnh tuyến giáp như nào?
Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Tin nhanh diễn biến cơn bão số 8

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh cho biết, vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, sóng biển cao 2,0-4,0m.
Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?

Dị ứng thời tiết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Dị ứng thời tiết có nguy hiểm không?