Mượn thẻ bảo hiểm y tế người khác đi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Tổ thường trực giám định bảo hiểm y tế (BHYT) tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh vừa phát hiện một bệnh nhân ở Lộc Hà có hành vi mượn thẻ BHYT của người khác để điều trị tại Khoa Ngoại tiêu hoá.

Mượn thẻ bảo hiểm y tế người khác đi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

BHYT là một chính sách an sinh xã hội của Nhà nước và nếu bất kỳ ai bị phát hiện có hành vi gian lận, trục lợi quỹ BHYT đều bị xử lý theo luật định.

Thông tin từ cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Tĩnh, ngày 8/4/2020 bà Nguyễn Thị Thịnh, trú tại thôn Trung Nghĩa - thị trấn Lộc Hà đã mượn thẻ BHYT và chứng minh thư nhân dân của bà Nguyễn Thị Tuyết (trú cùng thôn) để nhập viện, mổ ruột thừa tại Khoa Ngoại tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

Mượn thẻ bảo hiểm y tế người khác đi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

Để trục lợi quỹ BHYT, bà Nguyễn Thị Thịnh ở thôn Trung Nghĩa - thị trấn Lộc Hà đã mượn thẻ BHYT của bà Nguyễn Thị Tuyết để điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Theo biên bản làm việc với tổ giám định BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, ông Trần Văn Quốc (chồng bà Nguyễn Thị Tuyết) giải trình: Bà Nguyễn Thị Thịnh có hoàn cảnh khó khăn, do phải nhập viện khi chưa có thẻ BHYT nên bà Nguyễn Thị Tuyết đã cho mượn thẻ và chứng minh thư nhân dân để làm thủ tục điều trị.

Mượn thẻ bảo hiểm y tế người khác đi điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

Không chỉ cho mượn thẻ BHYT, bà Nguyễn Thị Tuyết còn cho mượn cả chứng minh thư nhân dân. Hành vi đã bị phát hiện và sẽ bị xử lý nghiêm theo luật định.

Đây là hành vi vi phạm những quy định về gian lận, trục lợi quỹ BHYT. Hiện, cơ quan BHXH tỉnh đang hoàn tất hồ sơ và chuyển về UBND thị trấn Lộc Hà để xử lý các cá nhân liên quan theo luật định.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, Điều 37 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ: Sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ.

Hành vi cho mượn thẻ BHYT là trái quy định của pháp luật và sẽ bị áp dụng mức phạt tại khoản 2, Điều 65, Nghị định 176/2013/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền theo một trong các mức sau đây:

+) Từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;

+) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, người vi phạm buộc phải hoàn trả số tiền đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế nếu gây thiệt hại; hoàn trả toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh đã được quỹ bảo hiểm y tế chi trả nếu gây thiệt hại.

Chủ đề Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh

Đọc thêm

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Không chỉ là bài học riêng cho 3 bị cáo, phiên tòa mà TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa mở còn là lời cảnh tỉnh cho những ai hám lợi để vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Đói ăn vụng, túng làm liều

Đói ăn vụng, túng làm liều

Chỉ vì cần tiền thỏa mãn nhu cầu cá nhân, Nguyễn Văn Trọng (SN 1989, xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã bất chấp hậu quả, sa chân vào con đường bất chính…
Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Phạt thật nặng để thay đổi hành vi!

Quy định mới về xử lý người vi phạm Luật ATGT có hiệu lực thi hành được nhiều người dân đồng tình, tuy nhiên vẫn có một bộ phận cho rằng, mức xử phạt quá nặng.
Khi lòng tham lấn át lý trí

Khi lòng tham lấn át lý trí

Dù trong độ tuổi lao động nhưng Phùng Hà Trang (trú ở TP Hà Tĩnh) không tu chí làm ăn, mà rẽ lối sang con đường phi pháp. Kẻ lừa đảo đã phải nhận 15 năm tù giam.