Điều này đã làm dấy lên câu hỏi về tương lai của 2 đồng minh chủ chốt một thời của Mỹ ở Trung Đông là Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, hiện đang hình thành một trục đối đầu với 2 đồng minh quan trọng khác là Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE).
Về phía Thổ Nhĩ Kỳ: Từ trước đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ chưa bao giờ là “sự dễ chịu” đối với Mỹ-NATO và EU; đối với các nước vùng Vịnh, chính quyền Ankara cũng là đối thủ đáng gờm trong việc cạnh tranh quyền lực ở Trung Đông; đối với Tehran, Ankara cũng đã trở thành một “đồng minh bất đắc dĩ”.
Tổng thống Tayyip Erdogan đã trở thành một người ủng hộ tích cực đối với Quốc vương của Qatar, Tamim bin Hamad Al Thani, người đã bị vướng vào mâu thuẫn lớn, đối đầu với các nhà lãnh đạo Saudi Arabia và Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất.
Trong tương quan tắt chặt mối quan hệ với Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã thiết lập một căn cứ quân sự lớn ở nước này và công khai đưa quân sang bảo vệ chính quyền Doha trong giai đoạn các nước vùng Vịnh đang phong tỏa và đe dọa tấn công Qatar.
Hành động của Ankara được coi là sự “bành trướng thế lực”, lấn át vị thế thủ lĩnh Trung Đông của Ryiadh, chèn ép Abu Dhabi; hơn nữa, các nước Ả rập tố cáo dường như còn có dấu hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt tay với Iran để “bảo kê” cho Qatar và phá chiến lược của Mỹ ở Syria.
Từ lâu, Ankara còn có mâu thuẫn với Liên minh châu Âu về vấn đề gia nhập EU, vấn đề nhân quyền (đàn áp người Kurd) và người tị nạn Trung Đông quá cảnh Thổ Nhĩ Kỳ chạy sang châu Âu.
Lập các căn cứ quân sự ở trên lãnh thổ các nước đồng minh luôn là phần quan trọng trong chiến lược Trung Đông của Mỹ |
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ mâu thuẫn đặc biệt sâu sắc với Đức về việc Quốc hội nước này thông qua nghị quyết lên án cuộc thảm sát 1,5 triệu người Armenia thời Đế chế Ottoman vào năm 1915 là “tội ác diệt chủng”.
Đặc biệt là sau vụ đảo chính bất thành tháng 7/2016 mà ông Erdogan tố có bàn tay dàn dựng của phương Tây, mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ-NATO ngày càng bị khét sâu.
Trong thời gian gần đây, Thổ đã phong tỏa căn cứ Incirlik, ngăn chặn quan chức Mỹ và Đức đến thăm căn cứ này, thì việc Wasshington và Berlin triệt thoái khỏi Incirlik là điều không có gì đáng ngạc nhiên.
Về phía Qatar: Quốc gia nhỏ bé giàu có nhất thế giới này đang có xu hướng liên kết với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, do đó, Qatar đã trở thành cái gai trong mắt Saudi và UAE và có sự cứng đầu đáng kinh ngạc khi không chịu khuất phục trước hai ông lớn này.
Doha bị Ryiadh và Abi Dahbi cùng với hàng loạt nước vùng Vịnh khác tố cáo là hậu thuẫn các tổ chức khủng bố “Anh em Hồi giáo”, Hamas gây rối loạn ở Ai Cập và Israel-Palestine.
Tuy nhên, giới quan sát nhận định rằng, những nguyên nhân trên chỉ là một phần nổi của “tảng băng mang tên mâu thuẫn”, nguyên nhân quan trọng nhất là điều mà các nước này chưa từng công khai, đó là:
Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar đang có xu hướng “xích lại gần Iran”, gây họa cho Mỹ và các đồng minh Ả rập trong khu vực như Saudi, UAE.