Mỹ cam kết "1 Trung Quốc" có khiến Trung-Mỹ hết căng thẳng, đối đầu?

Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử và thậm chí sau khi đắc cử tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc và còn đặt dấu hỏi lớn về chính sách lâu dài "Một Trung Quốc” của Washington.

Song vào tối ngày 9/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tái khẳng định chính sách "Một Trung Quốc” trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

my cam ket 1 trung quoc co khien trung my het cang thang doi dau

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Câu hỏi được đặt ra điều gì đã khiến vị tân Tổng thống Mỹ thay đổi lập trường của mình nhanh đến vậy?

Trong bài trả lời phỏng vấn Hãng Phát thanh và Truyền hình Đức (Deutsche Welle), ông Jan Gaspers, trưởng ban Chính sách Âu - Trung (ECPU) thuộc Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator (Merics), nhận định mối quan hệ Mỹ - Trung vẫn phức tạp cho dù chính quyền của ông Trump hiện nay muốn "chìa nhành ô liu" cho Bắc Kinh.

Theo ông Gaspers, chính sách "Một Trung Quốc” không phải là một quân bài trong việc tái thiết toàn diện quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Trái lại, mục tiêu tuyên bố của ông Trump về tái cơ cấu quan hệ song phương này chỉ có thể diễn ra với điều kiện chính sách "Một Trung Quốc” không bị động chạm đến.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jame Mattis đã khẳng định lập trường rõ ràng của mình về vấn đề này. Ông Tillerson đã khuyên ông Trump trước khi điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng chính sách "Một Trung Quốc” quan trọng đối với Washington. Hơn nữa, việc theo đuổi chính sách này có ý nghĩa quyết định đến việc hình thành lại quan hệ ở các khu vực khác.

Ông Gasper cho rằng thật khó có thể dự đoán liệu ông Trump có thực sự tuân thủ chính sách "Một Trung Quốc” hay không bởi ông Trump là người vô cùng khó đoán.

Song với ý nghĩa quan trọng nền tảng về chính sách "Một Trung Quốc” trong quan hệ Mỹ - Trung, chuyên gia Gasper cho rằng chính quyền mới của Mỹ sẽ không xa rời chính sách này.

Sau khi thay đổi luận điểm về vấn đề Đài Loan, theo ông Gaspers, Mỹ sẽ tăng sức ép với Bắc Kinh về vấn đề thương mại và kinh tế.

Trả lời câu hỏi vì sao ông Trump phải đợi lâu đến vậy để tiến hành cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Gaspers cho hay ông Trump cùng với nội các của mình đã muốn gửi một tín hiệu bởi hành động không vội vã này. Tuy nhiên, điều không phải ngẫu nhiên khi cuộc điện đàm này diễn ra khá ngắn ngủi trước khi Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đến thăm Mỹ. Với cuộc điện đàm này, ông Trump đã gửi một tín hiệu tích cực đến Bắc Kinh vào đúng thời điểm.

Ngoài ra, chính phủ mới của Mỹ cần phải đưa mọi việc vào khuôn khổ. Dường như, trong nội các của ông Trump cũng có những quan điểm khác nhau về đối sách với Trung Quốc, không chỉ về chính sách Một Trung Quốc, hay về các cuộc tranh chấp thương mại mà còn về vấn đề Biển Đông.

Theo VOV

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.