Mỹ có thể rút 10.000 quân khỏi Đông Âu

Truyền thông Mỹ đưa tin Lầu Năm Góc đang cân nhắc rút lên đến 10.000 binh sĩ vốn được điều động để tăng cường phòng thủ cho các nước gần Ukraine.

Lầu Năm Góc đang cân nhắc rút các đơn vị trong lực lượng gồm 20.000 binh sĩ mà chính quyền cựu tổng thống Joe Biden triển khai năm 2022, nhằm tăng cường phòng thủ cho các quốc gia sát Ukraine sau khi chiến sự giữa nước này với Nga bùng phát, kênh NBC ngày 8/4 dẫn lời 6 quan chức Mỹ và châu Âu.

Theo các quan chức này, đang có những cuộc thảo luận về giảm quân số lực lượng Mỹ tại Romania và Ba Lan. Số binh sĩ mà Mỹ dự tính rút về đang được xem xét, song có thể lên tới một nửa lực lượng được điều tới Đông Âu năm 2022, tức 10.000 người.

Các quan chức Mỹ và châu Âu lo ngại nếu Lầu Năm Góc thông qua đề xuất rút quân, điều này sẽ làm tăng thêm nỗi lo rằng Washington từ bỏ các đồng minh lâu năm tại châu Âu.

Vị trí Ba Lan và Romania. Đồ họa: Conversation
Vị trí Ba Lan và Romania. Đồ họa: Conversation

Lầu Năm Góc chưa bình luận về thông tin trên, còn lục quân Mỹ từ chối bình luận về vấn đề. Brian Hughes, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết Tổng thống Donald Trump "liên tục xem xét các đợt triển khai và ưu tiên đảm bảo việc ông luôn đặt nước Mỹ lên hàng đầu".

Trong lúc Lầu Năm Góc phải cắt giảm ngân sách, việc thu hẹp quy mô hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Âu sẽ giúp giải phóng nguồn lực để nước này có thể tái phân bổ tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi các quan chức chính quyền Tổng thống Trump coi là ưu tiên chiến lược cao hơn.

Việc rút bớt quân ở châu Âu cũng có thể tiết kiệm ngân sách cho lục quân Mỹ, trong lúc quân chủng đang cố gắng thúc đẩy đầu tư vào thiết bị quân sự và vũ khí tiên tiến.

Thiết giáp M2A3 Mỹ tham gia diễn tập tại thao trường Bemowo Piskie, Ba Lan tháng 11/2024. Ảnh: US Army
Thiết giáp M2A3 Mỹ tham gia diễn tập tại thao trường Bemowo Piskie, Ba Lan tháng 11/2024. Ảnh: US Army

Khoảng 100.000 binh sĩ Mỹ đang đồn trú tại châu Âu, trong đó có 65.000 quân thường trực, số còn lại là lực lượng luân chuyển và quân tiếp viện.

Thông tin được đưa ra trong lúc Tổng thống Trump thúc đẩy các cuộc đàm phán để chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine, song vẫn chưa có bước đột phá. Ông Trump nhiều lần chỉ trích NATO, nhấn mạnh rằng các nước châu Âu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho an ninh quốc phòng của mình và đi đầu trong cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Theo AFP, NBC, AP

vnexpress.net

Đọc thêm

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.