Mỹ "đốt" 12 tỷ USD cho việc loại biên F-15

Theo Defense News, Không quân Mỹ đã ấn định thời điểm cho toàn bộ phi đội F-15 hiện có nghỉ hưu - một quyết định khá tốn kém của Lầu Năm Góc.

Theo kế hoạch được người đại diện của Không quân Mỹ, L. Scott Rice cho biết, toàn bộ tiêm kích F-15C/D sẽ bị loại biên vào năm 2020. Sau khi bị loại biên, lấp vào chỗ trống của F-15C/D sẽ là phi đội tiêm kích F-22 và F-16.

Thiếu tá Scott D. West cho biết: "F-15C và những phi công lão luyện đã phục vụ tốt trong không quân Mỹ trong nhiều thập kỷ, đó là máy bay chiến đấu ưu thế cực tốt chúng tôi có. Tuy nhiên, gờ đây tiêm kích tàng hình F-22 và F-16 sẽ đảm nhận vai trò đó".

my dot 12 ty usd cho viec loai bien f 15

Tiêm kích F-15.

Kế hoạch loại biên F-15 của Mỹ được đưa ra khá bất ngờ bởi hồi tháng 9/2016, Không quân Mỹ (UAF) mới quyết định chi 12 tỷ USD để nâng cấp hàng loạt chiến đấu cơ F-15 - cuộc "lên đời" mang nhiều dụng ý của Mỹ.

Nguồn tin trích dẫn lời của phát ngôn viên UAF, Thiếu tá Rob Leese cho hay, UAF hiện đang bắt tay vào thực hiện kế hoạch nâng cấp hàng loạt máy bay chiến đấu F-15.

Trong đó, đặc biệt là trang bị thêm vũ khí mới và cảm biến nhằm tăng cường khả năng không-đối-không cho F-15, vượt trội hơn so với máy bay J-10 của Trung Quốc.

Đây là một trong những kế hoạch dài hơi của UAF nhằm tăng cường công nghệ điện tử chiến đấu, máy tính siêu tốc, bổ xung thêm các hệ thống tìm và theo dõi đối phương bằng tia hồng ngoại, tăng cường khả năng tác chiến điện tử và trang bị thêm vũ khí tấn công mới nhất.

Vị đại diện này cho biết: "UAF có kế hoạch duy trì phi đội F-15 đủ mạnh để phục vụ đến giữa năm 2040. Rất nhiều hệ thống vũ khí của F-15 có niên đại từ thập niên 70 thế kỷ trước nay cần được nâng cấp để tăng cường sức chiến đấu.

Nội dung nâng cấp rất đa dạng, đặc biệt là nâng cấp rada quét mạng pha tự động hay AESA, dự kiến sẽ được hoàn thành vào đầu năm 2021, và muộn nhất là năm 2032 đối với hạng mục tác chiến điện tử EW".

Với radar thông thường, anten quay với một góc cho trước kết hợp với một máy phát tín hiệu radio để truyền tín hiệu, sau đó tín hiệu dội lại từ mục tiêu qua một máy thu khuếch đại tần số để xác định mục tiêu.

Trong khi đó anten radar AESA không quay mà cố định, bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số sẽ phát đi các chùm tia điện tử với nhiều góc khác nhau từ các modun giao thoa trên anten để truyền và nhận tín hiệu. Nói cách khác, hệ thống có thể phát và nhận tín hiệu từ nhiều góc độ mà không phụ thuộc vào góc quay của anten.

UAF hiện đang hoạt động khoảng 400 chiến đấu cơ F-15C, D và E. Mục tiêu của việc nâng cấp đã được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kinh tế và An ninh Mỹ- Trung trực thuộc Quốc hội Mỹ.

Báo cáo đề cập tới nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có nhấn mạnh đến những tiến bộ công nghệ quốc phòng của Trung Quốc, trong khi đó tính ưu việt công nghệ quốc phòng của Mỹ lại có chiều hướng chững lại kể từ thập niên 80. Ví dụ, báo cáo tiết lộ, trong thập niên 80, chiến đấu cơ F-15 của Mỹ trội hơn vũ khí tương đương của Trung Quốc là máy bay J-10.

Nhưng những năm gần đây, tiến bộ kỹ thuật của Trung Quốc đã rút ngắn khoảng cách này tới mức J-10 gần tương đương với F-15 của Mỹ, vì vậy việc nâng cấp hàng loạt F-15 thực sự là cấp bách để đảm bảo F-15 vượt trội chứ không thể ngang bằng với J-10 được.

Tuy nhiên, điều đặc biệt là sau khi bắt tay vào quá trình nâng cấp phi đội F-15 chưa lâu, thời điểm loại biên đã được Không quân Mỹ ấn định. Quyết định này cũng đồng nghĩa với việc toàn bộ số tiền bỏ ra nâng cấp F-15 tan biến.

Theo baodatviet.vn

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.