Mỹ gia hạn hạn sử dụng với vắc xin Johnson & Johnson

FDA Mỹ ngày 28-7 đồng ý gia hạn ngày hết hạn vắc xin COVID-19 của Hãng Johnson & Johnson từ 4,5 tháng lên 6 tháng trong điều kiện lưu trữ từ 2-8 độ C. Đây là loại vắc xin Việt Nam đã phê duyệt.

Mỹ gia hạn hạn sử dụng với vắc xin Johnson & Johnson

Vắc xin COVID-19 của Hãng Johnson & Johnson - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin AP, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đã xem xét dữ liệu do Johnson & Johnson cung cấp và cho biết vắc xin COVID-19 của hãng này vẫn an toàn và hiệu quả ít nhất 6 tháng khi được bảo quản lạnh.

FDA cũng cho biết các lô vắc xin đã hết hạn trước thông báo mới này vẫn có thể được sử dụng tiếp miễn là chúng được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8 độ C.

Động thái gia hạn của FDA sẽ cho phép nhân viên y tế ở Mỹ có thêm 6 tuần để tiêm hàng triệu liều Johnson & Johnson gần hết hạn tại các nhà thuốc, bệnh viện và phòng khám.

Giới chức y tế tại nhiều bang ở Mỹ gần đây đã cảnh báo về khả năng phải bỏ hàng số lượng lớn các liều vắc xin Johnson & Johnson nếu không được gia hạn thêm.

Đây là lần thứ hai FDA gia hạn ngày hết hạn đối với vắc xin của Johnson & Johnson. Trước đó, vào tháng 6, FDA đã gia hạn ngày hết hạn của vắc xin này từ 3 tháng lên 4,5 tháng.

FDA vẫn tiếp tục xem xét ngày hết hạn của ba loại vắc xin COVID-19 được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ, là Pfizer/BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson, trong khi các công ty tiếp tục kiểm tra các lô vắc xin trong nhiều tháng kể từ lần đầu tiên được phân phối ở Mỹ.

Hiện vắc xin của Pfizer/BioNTech và Moderna có thời hạn sử dụng 6 tháng khi bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C.

Tốc độ tiêm chủng ở Mỹ bắt đầu tăng lên sau một thời gian chậm lại trong bối cảnh biến thể Delta (lần đầu tiên phát hiện ở Ấn Độ) chiếm 80% ca bệnh mới ở nước này.

Hơn 150 triệu người Mỹ đã tiêm đủ hai liều vắc xin của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna. Trong khi đó, chỉ 13 triệu người Mỹ đã tiêm vắc xin Johnson & Johnson.

Nguyên nhân được cho là do các tác dụng phụ hiếm gặp liên quan đến tình trạng đông máu sau tiêm của vắc xin Johnson & Johnson, dẫn đến việc tạm dừng tiêm vắc xin này một thời gian hồi tháng 4.

Johnson & Johnson là một trong 6 vắc xin Việt Nam đã phê duyệt bên cạnh AstraZeneca, Spunik V, Pfizer, Sinopharm, và Moderna.

Hôm 15-7, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký quyết định phê duyệt có điều kiện đối với vắc xin Janssen của Johnson & Johnson (Mỹ) sử dụng trong nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam.

Việc phê duyệt này kèm theo 9 điều kiện với Công ty TNHH Johnson & Johnson (Việt Nam), trong đó đáng chú ý như vắc xin phải đảm bảo các điều kiện sản xuất; các lô nhập vào Việt Nam phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng; hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin; quản trị rủi ro trong suốt quá trình lưu hành tại Việt Nam.

Theo ANH THƯ/tuoitre.vn

Đọc thêm

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hezbollah tuyên bố không giải giáp

Hezbollah tuyên bố không giải giáp

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 5/7, Tổng thư ký nhóm vũ trang Hezbollah Sheikh Naim Qassem đã bác bỏ lời kêu gọi của Chính phủ Liban về việc giải trừ vũ khí, đồng thời ông cũng kêu gọi Israel rút khỏi lãnh thổ nước này.