Mỹ hé lộ phương thức tấn công mạng can thiệp bầu cử của Nga

Theo tình báo Mỹ, các hacker Nga thực hiện các đợt tấn công mạng nhằm vào nước này với những thủ thuật đơn giản.

my he lo phuong thuc tan cong mang can thiep bau cu cua nga

Mỹ cho rằng Nga thực hiện các thủ thuật đơn giản để tấn công mạng nhằm phá hoại nền dân chủ Mỹ.

Theo Bloomberg, các cuộc tấn công nhằm vào nền dân chủ Mỹ bắt đầu từ mùa hè năm 2015 với một thủ thuật đơn giản: Các hacker làm việc cho cơ quan tình báo dân sự của Nga gửi thư điện tử với mã độc cho hơn 1.000 nhân viên chính phủ Mỹ cũng như các nhóm chính trị của nước này.

Theo các cơ quan tình báo Mỹ, từ thủ thuật đơn giản này, hoạt động can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016 của Nga tiến xa hơn. Để chứng minh những cáo buộc này, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Bộ An ninh Nội địa Mỹ ngày 29/12 công bố bản phân tích chung dài 13 trang.

Theo đó, những thư điện tử được gửi đi từ các trang web tưởng chừng vô hại và những địa chỉ có liên hệ với các tổ chức và thể chế giáo dục Mỹ. Mỗi khi một lá thư điện tử mồi này được truy cập, một kẽ hở dẫn đến Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ (DNC) được mở ra. Tuy nhiên, trong bản báo cáo, tên của tổ chức này không được xác định trong bản báo cáo.

Tuy nhiên, phía Nga đã bác bỏ các cáo buộc này, đồng thời nói rằng Washington đang mưu toan hủy hoại quan hệ song phương thông qua việc đưa ra những cáo buộc "vô căn cứ" rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tại Mỹ.

Theo bản báo cáo của Mỹ, “hoạt động này của cơ quan tình báo Nga là một phần trpmg chiến dịch tấn công mạng kéo dài 10 năm nhằm vào chính phủ và công dân Mỹ. Chính phủ Mỹ hiện tìm cách trang bị cho những người bảo vệ các mạng lưới những công cụ họ cần để xác minh, phát hiện và chặn các hành vi mạng nguy hiểm của Nga nhằm các mạng lưới của đất nước chúng ta và của đồng minh của chúng ta”.

Đợt tấn công thứ hai xuất hiện vào mùa xuân năm 2016. Các Hacker làm việc cho cơ quan tình báo quân sự Nga tấn công mạng lưới của DNC bằng nhiều thư điện tử mồi khác với mánh khóe lừa người nhận đổi mật khẩu, từ đó truy cập và đánh cắp dữ liệu từ nhiều thành viên cấp cao của đảng này.

Bản báo cáo cho biết, một tháng trước ngày bầu cử quốc gia, Chính phủ Mỹ lần đầu tiên tuyên bố cơ quan tình báo nước này cầm chắc chính phủ Nga đứng sau cuộc tấn công mạng. Tuy nhiên, các cuộc tấn công mạng rõ ràng vẫn tiếp tục diễn ra, với lần gần đây là vào tháng 11, chỉ vài ngày sau ngày bầu cử.

Người phát ngôn Điện Kremlin (Nga) Dmitry Peskov đã bác bỏ kết luận của Mỹ, cho rằng đây là “những cáo buộc vô căn cứ nhằm vào Nga”.Theo một quan chức Mỹ giấu tên, ngoài việc cung cấp bằng chứng, bản báo cáo của Mỹ còn nhằm làm bẽ mặt chính phủ Nga bằng cách công bố chiến lược, kĩ thuật… của nước này.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Dịch vụ thuê bà ngoại gây 'sốt' ở Nhật Bản

Bạn có bao giờ ước rằng mình có một người lớn tuổi, từng trải để trò chuyện, chia sẻ hay nấu cho mình một bữa cơm nhà ấm cúng? Tại Nhật Bản, điều tưởng chừng xa vời đó lại hoàn toàn khả thi nhờ dịch vụ thuê bà ngoại theo giờ – mang tên OK Grandma.
Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.