Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo quyết định tạm dừng cấp một số loại thị thực việc làm cho lao động nước ngoài cho đến cuối năm 2020, động thái Nhà Trắng cho rằng cần thiết giúp khôi phục nền kinh tế bị suy yếu vì COVID-19 của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vận động tranh cử tại Tulsa, bang Oklahoma vào ngày 20-6 - Ảnh: REUTERS
Ngày 23-6 (giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã ban hành một tuyên bố của tổng thống thông báo Mỹ tạm thời không xét thị thực H-1B - phổ biến cho lao động tay nghề cao trong lãnh vực công nghệ, thị thực L - dành cho một công ty sử dụng để thuyên chuyển nhân sự cấp điều hành và quản lý từ chi nhánh hoặc trụ sở ở nước ngoài đến văn phòng công ty này tại Mỹ, thị thực H-2B dành cho lao động nông nghiệp, và thị thực J dành cho chương trình trao đổi giáo dục và văn hóa.
Việc tạm thời ngừng xem xét hồ sơ xin cấp các loại thị thực trên có hiệu lực từ ngày 24-6 và kéo dài đến cuối năm nay, theo Hãng tin Reuters.
Một quan chức cao cấp chính phủ Mỹ nói với phóng viên quyết định này sẽ mở ra 525.000 việc làm cho người lao động Mỹ.
Quan chức này không nói làm thế nào chính quyền đưa ra con số trên nhưng khẳng định hành động này nhằm “đưa người Mỹ trở lại làm việc trong thời gian nhanh nhất có thể”.
Từ tháng 2-2020 đến nay, đại dịch COVID-19 khiến Mỹ mất khoảng 20 triệu việc làm vì nhiều doanh nghiệp buộc phải đóng cửa và nhiều người ở nhà để hạn chế dịch lan rộng.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp bao gồm các công ty công nghệ lớn và Văn phòng Thương mại Mỹ lại cho rằng việc tạm ngừng cấp thị thực sẽ kìm hãm sự phục hồi kinh tế sau những thiệt hại khổng lồ do đại dịch COVID-19 gây ra.
Những người chỉ trích cho rằng chính quyền ông Trump đang sử dụng đại dịch để đạt được mục tiêu lâu dài là hạn chế nhập cư. Quyết định trên không tác động nhiều đến lao động nước ngoài ngay lập tức, vì các lãnh sự quán Mỹ tại các nước hiện không xử lý các thủ tục xin cấp visa thông thường vì đại dịch.
Quyết định trên của chính quyền ông Trump miễn trừ những người đã ở tại Mỹ cũng như những người có thị thực hợp lệ ở nước ngoài nhưng phải có chứng từ du lịch chính thức cho phép họ đặt chân vào nước Mỹ, theo Reuters.
Những công nhân làm việc trong chuỗi cung ứng thực phẩm và những người mà việc nhập cảnh của họ được coi là lợi ích quốc gia Mỹ cũng sẽ nằm trong diện miễn trừ.
Những nỗ lực kinh doanh của Zhong Shanshan không chỉ giúp định hình lại ngành nước đóng chai tại Trung Quốc, mà còn truyền cảm hứng cho thế hệ doanh nhân mới.
Tổng thống Trump nói quyết định áp thuế khiến Mỹ ở vị trí làm chủ tình hình, nhấn mạnh thuế giảm hay không phụ thuộc vào những gì các đối tác mang lại cho Mỹ.
Lào tổ chức quốc tang trong 5 ngày (từ 3-7/4) để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc và sự tiếc thương vô hạn đối với đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone.
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Lutnick, các nước sẽ phải thay đổi các quy tắc của mình để cho phép nhập khẩu nhiều sản phẩm của Mỹ hơn, nhằm giảm bớt tác động của các mức thuế này.
Ngày 3/4, người phát ngôn chính phủ Pháp Sophie Primas cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt thuế quan trả đũa đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ Mỹ vào cuối tháng 4, đồng thời sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Tình hình an ninh tại Haiti tiếp tục diễn biến nghiêm trọng khi các băng nhóm vũ trang mở cuộc tấn công quy mô lớn vào thành phố Mirebalais, cách thủ đô 48km về phía đông bắc, gây ra làn sóng bạo lực mới tại quốc gia vùng Caribe này.
Các nguồn thạo tin cho biết ngày 1/4, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu sa thải nhân viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng như nhân viên của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Ngày 1/4, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã ra lệnh điều tra sâu về vụ sập tòa nhà trụ sở văn phòng Tổng kiểm toán Nhà nước Thái Lan (OAG) nhằm đưa ra nguyên nhân chính xác vụ sập tòa nhà 30 tầng này.
Đội cứu hộ, cứu nạn Quân đội Việt Nam tiếp tục đưa thêm một thi thể nạn nhân bị vùi lấp trong đống đổ nát ra ngoài, bàn giao cho gia đình và chính quyền sở tại tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào cuối tuần này, động thái sẽ quyết định tương lai chính trị của ông.
72 giờ sau thảm họa được cho là thời gian vàng để giải cứu các nạn nhân sống sót trong động đất, nhưng số người còn sống được tìm thấy ở Myanmar chỉ đếm trên đầu ngón tay, với dự báo số thương vong còn tăng.
Myanmar tuyên bố để quốc tang một tuần để tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất 7,7 độ, khi hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng thấp.
Theo ước tính mới điều chỉnh của lực lượng đặc trách ứng phó động đất thuộc Chính phủ Nhật Bản, 298.000 người dân nước này có thể tử vong nếu siêu động đất xảy ra ở rãnh Nankai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định mức thuế quan áp dụng đối với ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu vào Mỹ chắc chắn sẽ được duy trì để "đảm bảo sự công bằng."
Trong lời kêu gọi tài trợ khẩn cấp cho Myanmar, WHO nêu rõ: "WHO đã phân loại cuộc khủng hoảng này là tình trạng khẩn cấp Cấp độ 3 - mức cao nhất theo Khung Ứng phó Khẩn cấp của tổ chức."
Sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, nhiều quốc gia đã nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp, trong đó có Việt Nam, Singapore, Campuchia, Ấn Độ và nhiều tổ chức, quốc gia khác.