Mỹ: Robot đầu bếp - giải pháp đảm bảo giãn cách mùa đại dịch Covid-19

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát như hiện nay, nhu cầu sử dụng robot đầu bếp tại Mỹ đang ngày một gia tăng.

Nhu cầu sử dụng robot đầu bếp đang ngày một gia tăng tại Mỹ khi nhiều chuỗi nhà hàng ăn nhanh tại nước này đều muốn giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các nhân viên và khách hàng trong mùa dịch bệnh Covid 19. Bắt đầu từ mùa thu này, chuỗi nhà hàng burger nổi tiếng White Castle sẽ bắt đầu cho thử nghiệm cánh tay robot đảm trách nhiệm vụ của một người đầu bếp thực thụ. Robot có tên là Flippy, được chế tạo bởi tập đoàn Miso Robotics có trụ sở tại Pasadena, bang California, Mỹ.

Ngoài nhiệm vụ như lật bánh, kẹp thịt, nướng bánh, chiên khoai tây, Flippy còn có thể giải phóng sức lao động cho các nhân viên lau dọn bàn hay xử lý các đơn hàng do khách đặt. Mỗi robot Flippy hiện có giá khoảng 30.000 USD, với phí dịch vụ hàng tháng là 1.500 USD. Vào giữa năm tới, tập đoàn Miso dự tính sẽ cung cấp robot miễn phí cho các nhà hàng nhưng tính phí hàng tháng cao hơn.

Mỹ: Robot đầu bếp - giải pháp đảm bảo giãn cách mùa đại dịch Covid-19

Robot đầu bếp - giải pháp đảm bảo giãn cách mùa đại dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: KT)

“Flippy hiện có thể nướng buger một cách hoàn hảo. Ngoài ra, chúng tôi cũng tập trung phát triển tính năng xử lý thông tin cho robot. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát như hiện nay thì nhu cầu sử dụng robot đầu bếp như Flippy của chúng tôi ngày một gia tăng”, ông Buck Jordan, Giám đốc điều hành, người đồng sáng lập Miso cho biết.

Hiện các dịch vụ cung cấp thực phẩm tự động tại Mỹ đang ăn lên làm ra. Nhiều công ty chế tạo robot khác như Blendid cũng đang giao bán robot làm sinh tố tươi. Khách hàng có thể đặt hàng từ một ứng dụng điện thoại thông minh và yêu cầu điều chỉnh công thức đồ uống theo ý muốn.

Với những tính năng ưu việt, các robot đầu bếp xuất hiện ngày càng phổ biến hơn, như Creator, một nhà hàng buger có tiếng khác ở San Francisco hay chuỗi cà phê Dal.komm ở Hàn Quốc.

Theo VOV

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.