Mỹ sợ nhất tàu chiến nào của Nga?

Mỹ hiện nay không thể chế tạo được tàu chiến có thể cạnh tranh với loại tàu hộ vệ tên lửa hạt nhân hạng nặng thuộc dự án “Kirov” của Nga - loại tàu chiến có thể thực hiện một vài nhiệm vụ khác nhau và sẽ phục vụ trong Hải quân Nga ít nhất 1 thập kỷ.n

my so nhat tau chien nao cua nga

Tuần dương hạm tên lửa hạt nhân hạng nặng “Petr đại đế

Nhận định trên do chính Tạp chí National Interest của Mỹ đưa ra.

Theo đó, các loại tàu chiến thuộc dự án 1144 có thể so sánh được về kích cỡ so với các tàu chiến tham gia Chiến tranh thế giới lần I và lần II. Mỹ và các quốc gia khác đã từ bỏ việc đóng các loại tàu có kích cỡ kiểu này vì đắt đỏ và khả năng sẽ bị đối phương tiêu diệt.

Tuy nhiên, Liên Xô đã thông qua quyết định chế tạo các loại tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn để có thể kết hợp thực hiện chức năng của một vài loại tàu chiến khác nhau.

Chính nhờ chính sách này mà Nga có được các loại tàu chiến có thể tác chiến trên mặt nước cũng như tác chiến chống tàu ngầm. Như vậy, tàu hộ vệ tên lửa của Nga có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến chống các nhóm tàu nổi, máy bay và cả tàu ngầm của đối phương.

Về phần mình, Mỹ đã không chế tạo được các loại tàu chiến kiểu này mặc dù các tàu sân bay của Mỹ có thể vượt trội so với các tàu chiến lớp “Kirov” của Nga về kích cỡ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của loại tàu tương tự trong biên chế Hải quân Liên Xô đã buộc Mỹ phải đưa trở lại khai thác tàu chiến lớp Ohio.

my so nhat tau chien nao cua nga

Tàu ngầm thuộc dự án 941 Akula của hải quân Nga

Sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh và sự tan rã của Liên bang Xô viết, một trong những tàu hộ vệ tên lửa thuộc lớp 1144 của Nga là “Petr đại đế” vẫn đang tiếp tục phục vụ trong biên chế của Lực lượng Hải quân Nga. Tàu chiến này đã tiến hành một vài chiến dịch quân sự đặc biệt chống lực lượng cướp biển tại vùng biển Somali.

Theo kế hoạch, đến năm 2019, “Petr đại đế” sẽ được tu sửa và hiện đại hóa. Nhờ đó, đến năm 2021, trong thành phần tác chiến của Hải quân Nga sẽ xuất hiện thêm hai tàu hộ vệ tên lửa hạt nhân hạng nặng thuộc dự án 1144.

Hiện nay, Nga cũng đang tiến hành sửa chữa và tái trang bị cho tàu chiến “Nguyên soái Nakhimov” và dự kiến sẽ hoàn thành công tác này vào năm 2018. Tàu chiến được hoàn thiện sẽ được trang bị các hệ thống radar thế hệ mới, hệ thống điện tử hiện đại cũng như được lắp đặt thêm các ống phóng tên lửa.

Các tàu chiến thuộc dự án “Kirov” sẽ là biểu tượng cho sự ấn tượng, hoành tráng và sự hoàn thiện của Hải quân Nga. Các tàu này sẽ phục vụ trong Lực lượng Hải quân Nga ít nhất 1 thập kỷ nữa và đây sẽ là điều khó chịu đối với Hải quân Mỹ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ Tạp chí National Interest của Mỹ.

Theo Đức Dũng/infonet.vn

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.