Mỹ tạo UAV trang bị tên lửa chống Nga và Trung Quốc

Mỹ đang phát triển một loại UAV được trực tiếp vào các máy bay chiến đấu nhằm chống lại các tên lửa tầm xa của Nga và Trung Quốc.

Hiện tại, Nga và Trung Quốc đã và đang nghiên cứu một loạt tên lửa không đối không tầm xa mới dùng để tấn công máy bay đối phương trước khi chúng sử dụng vũ khí của mình. Ví dụ tên lửa RVV-BD R-37M của Nga và tên lửa PL-15 của Trung Quốc.

Mỹ tạo UAV trang bị tên lửa chống Nga và Trung Quốc

Mỹ đang nghiên cứu và phát triển UAV được trang bị tên lửa hành trình gắn trực tiếp vào máy bay chiến đấu.

Loại tên lửa R-37M có trong lượng khoảng 510 kg, trọng lượng phần chiến đấu khoảng 60 kg. Đầu đạn thuộc loại nổ phân mảnh. Tốc độ của tên lửa R-37M đạt 6 Mach. Chúng có thể tiêu diệt mục tiêu đang bay ở tốc độ khoảng 2500 km/h. Tầm bắn tối đa của tên lửa là 200 đến 300 km.

Ở Trung Quốc, tên lửa PL-15 đang được nghiên cứu và phát triển. Điểm đặc biệt của tên lửa này nằm ở chỗ sử dụng động cơ phản lực không khí, nhờ đó PL-15 có thể tăng tốc tới tốc độ tối đa 5 Mach. Tầm bắn của loại tên lửa này có thể đạt từ 250 đến 400 km.

Theo tờ báo Popular Mechanics, trong trường hợp xảy ra xung đột, nếu Nga và Trung Quốc sử dụng loại tên lửa này, có khả năng Mỹ và phương Tây sẽ nhận thất bại.

Hiện tại, Mỹ và phương Tây chỉ có tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar AIM-120 AMRAAM, có tầm bắn hiệu quả khoảng 160 km. Con số này thua xa tên lửa R-37M của và PL-15 của Trung Quốc.

Điều này có nghĩa là nếu sử dụng các loại tên lửa này khả năng các máy bay Mỹ sẽ bị tiêu diệt rất cao, vì tầm bắn của tên lửa Nga và Trung Quốc lên hơn nên chúng sẽ phóng tên lửa sớm hơn, đây là một lợi thế rất lớn.

Vì vậy, Mỹ đang nghiên cứu và phát triển dự án LongShot với hy vọng có thể thay đổi tất cả. Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu tiên tiến (DARPA) cũng là đơn vị chủ trì dự án cho biết rằng, dự án này sẽ tạo ra một UAV được trang bị tên lửa không đối không.

Theo kế hoạch, các máy bay chiến đấu sẽ được trang bị UAV, cho phép tấn công các máy bay của kẻ thù ở rất xa vùng tiêu diệt của tên lửa dẫn đường trên không hiện có.

Trong giai đoạn thứ nhất, DARPA đã ký hợp đồng thiết kết chương trình Project LongShot với công ty General Atomics, Lockheed Martin và Northrop Grumman.

Nếu trang bị loại UAV này cho phiên bản nâng cấp F-15EX, khả năng chống lại máy bay Nga và Trung Quốc sẽ tăng lên rõ rệt. Mỗi máy bay sẽ mang một cặp UAV loại này.

Sau khi F-15EX phóng các LongShots của mình, nó tiếp tục theo sau để điều khiển các UAV LongShots, đồng thời thực hiện các hành động cần thiết để né tránh tên lửa đối phương đang tiếp cận.

Trong trường hợp này, máy bay chiến đấu J-20 của Trung Quốc hoặc Su-57 của Nga sẽ không phải chiến đấu với một chiếc F-15EX mà là hai chiếc UAV LongShot. Tỷ lệ sống sót của F-15EX tăng lên đáng kể, trong khi khả tiêu diệt mục tiêu thành công của J-20 và Su-57 giảm đáng kể.

DARPA cũng tiết lộ, khối lượng và kích thước của UAV LongShot tương đối nhỏ và có thể dễ dàng đặt trong khoang chứa bom của máy bay ném bom B-2 hoặc máy bay ném bom chiến lược B-21 Raider hoặc trên giá treo của F-15EX.

Hiện tại, UAV LongShot vẫn đang được nghiên cứu và phát triển, vì vậy DARPA vẫn chưa công bố thời gian dự kiến thực hiện chuyến bay đầu tiên của loại UAV này.

Theo Chí Huy/Baodatviet

Chủ đề Vũ khí quân sự

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.