Mỹ vào quỹ đạo đốt tiền vì vũ khí siêu thanh?

Tuyên bố được Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách Nghiên cứu và Kỹ thuật Heidi Shyu nói với truyền thông hôm 12/10 bên lề Hội nghị Lục quân Mỹ ở Washington.

Lầu Năm Góc muốn các nhà thầu quốc phòng trong nước giảm chi phí tối đa của vũ khí siêu thanh, bởi với mức giá hàng chục triệu USD một đơn vị vũ khí siêu thanh sẽ khiến quá trình mua sắm gặp khó khăn.

Mỹ vào quỹ đạo đốt tiền vì vũ khí siêu thanh?

Chương trình X-51A Mỹ đã “mất hút” sau một vài lần thử nghiệm.

“Chúng tôi cần tìm ra cách hướng tới những vũ khí siêu thanh có giá cả phải chăng hơn”, bà Shyu nói và cho biết thêm rằng, chi phí là thứ mà bà muốn giúp ngành công nghiệp tập trung vào.

Quân đội Mỹ hiện đang được trang bị tên lửa hành trình là công nghệ mới có giá dưới 5 triệu USD/quả để tấn công sâu vào lãnh thổ kẻ thù. Nhưng tên lửa hành trình kém hơn so với vũ khí siêu thanh ở nhiều tính năng như bay chậm hơn, dễ bị phát hiện và bắn hạ hơn.

Theo yêu cầu ngân sách của Lầu Năm Góc trong năm tài chính 2022 cho nghiên cứu siêu âm là 3,8 tỷ USD, tăng so với mức 3,2 tỷ USD của năm trước đó.

Hồi tháng 9/2021, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Quốc phòng đã thử thành công một loại vũ khí siêu thanh có khả năng đạt tốc độ nhanh hơn Mach 5. Đây là vụ thử thành công đầu tiên của loại vũ khí này kể từ năm 2013.

Vũ khí siêu thanh thường di chuyển trong tầng khí quyển với tốc độ hơn Mach 5. Loại vũ khí này kết hợp các đặc tính tốc độ, khả năng cơ động, và quỹ đạo bay phức tạp.

Bà Shyu cho biết thêm: “Nếu mọi thứ bắt đầu tiến triển theo những câu chuyện thành công và khi chúng tôi bắt đầu mua với số lượng nhiều, hy vọng lúc đó giá thành những loại vũ khí này sẽ hạ hơn”.

Được biết, Lực lượng Mặt đất Mỹ đang thực hiện chương trình Vũ khí siêu thanh tầm xa LRHW. Đó là một loại tên lửa đạn đạo tầm trung, sử dụng nhiên liệu rắn với đầu đạn dẫn đường siêu thanh C-HGB. Theo các đặc tính được công bố, tốc độ đầu đạn vượt quá Mach 5.

Phạm vi tấn công ước tính của LRHW sẽ là 2.250 km. Để kiểm soát hỏa lực, hệ thống sẽ sử dụng Tổ hợp Dữ liệu Chiến thuật Pháo binh Tiên tiến AFATDS phiên bản 7.0. Theo đó, LRHW sẽ bao gồm 4 bệ phóng thùng kép và một xe điều khiển hỏa lực.

Những chuyến bay thử nghiệm được lên kế hoạch cho tài khóa năm 2021–2023. Đợt bắn đạn thật diễn ra trong năm tài khóa 2023 và hoàn thành chương trình vào quý 4 năm tài khóa 2024.

Hải quân Mỹ đang phát triển chương trình “Conventional Prompt Strike”, nhằm mục đích tạo ra một tên lửa có chứa đầu đạn C-HGB và một phương tiện phóng 2 tầng. Tên lửa dự kiến sẽ được triển khai trên tàu ngầm lớp Virginia vào năm tài khóa 2028.

Cùng với đó, Cơ quan chỉ đạo các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến của Lầu Năm Góc (DARPA) cũng đang điều hành một số chương trình vũ khí siêu thanh. Đặc biệt, cùng với Không quân Mỹ, cơ quan này đang thực hiện dự án Tactical Boost Glide (TBG) có tốc độ Mach 7.

Nó được thiết kế cho một hệ thống siêu âm trong không gian. Theo đó, phương án tích hợp TBG với hệ thống phóng thẳng đứng của Hải quân Mỹ và với hệ thống tên lửa đất đối không của Lục quân Mỹ cũng đang được xem xét.

Ngoài ra còn có một chương trình khác là HAWC. Dự án được thiết kế nhằm tạo ra một tên lửa có kích thước nhỏ hơn các hệ thống siêu thanh, với đầu đạn lượn. Theo đó, nó sẽ dễ dàng tích hợp hơn và có thể hoạt động từ nhiều nền tảng hơn.

Đối với hướng phát triển không gian thứ ba trong lĩnh vực chế tạo vũ khí siêu thanh, Lầu Năm Góc có kế hoạch thực hiện 2 chương trình vệ tinh: Dự án Đánh giá khả năng hủy diệt từ không gian (SKA) và Dự án Cảm biến theo dõi tên lửa đạn đạo và siêu thanh không gian (HBTSS) .

Dự án SKA sử dụng cảm biến hồng ngoại trên các vệ tinh thương mại để xác định khả năng thành công của tên lửa đánh chặn trong việc tiêu diệt tên lửa đạn đạo đang bay hay không. Quân đội Mỹ hy vọng sẽ hoàn thành việc tích hợp SKA với hệ thống phòng thủ tên lửa vào năm 2022.

Giới chuyên gia cho rằng, tình hình thực tế về vũ khí siêu thanh của Mỹ rất khác so với các kế hoạch đã phát triển. Điều này cũng được chỉ ra trong một báo cáo do Văn phòng ngân sách quốc hội Mỹ công bố vào tháng 7/2021.

Báo cáo thừa nhận rằng, Mỹ chưa có đủ công nghệ tiên tiến để tạo ra vũ khí siêu thanh. Về các chương trình triển khai, chúng có thể được thực hiện với độ trễ lớn so với kế hoạch đề ra.

Theo Báo Đất Việt

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.