Mỹ xác lập kỷ lục mới về Covid-19 trong kỳ bầu cử

Hôm qua (6/11 – theo giờ Mỹ) là ngày thứ 3 liên tiếp, Mỹ ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới trong 1 ngày ở mức hơn 100.000 ca.

Đại dịch Covid-19 đã tấn công nước Mỹ theo cách tồi tệ nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến việc bỏ phiếu của người dân nước này trong cuộc bầu cử Tổng thống và được dự báo sẽ còn là bài toán hóc búa của nước Mỹ trong và sau kỳ bầu cử.

Mỹ xác lập kỷ lục mới về Covid-19 trong kỳ bầu cử

Ảnh minh họa: Reuters.

Hôm qua (6/11 – theo giờ Mỹ) là ngày thứ 3 liên tiếp, Mỹ ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới trong 1 ngày ở mức hơn 100.000 ca và đây cũng là ngày Mỹ ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao nhất từ trước tới nay, cụ thể là hơn 129.000 ca. Đây cũng là kỷ lục mới của toàn thế giới.

Tuy nhiên, con số kỷ lục này còn có thể bị xô đổ khi hôm nay, ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden – người đang tiến gần hơn tới cánh cửa Nhà Trắng còn cảnh báo, số ca mắc mới trong ngày còn có thể lên tới 200.000 ca:

“Đại dịch đang ngày càng đáng lo ngại hơn trên khắp đất nước. Các trường hợp mắc mỗi ngày đang tăng vọt và giờ đây người ta tin rằng Mỹ có thể thấy mức tăng đột biến lên tới 200.000 ca trong một ngày. Số người tử vong vì dịch bệnh đã vượt quá 240.000. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể lường hết được những đau thương, mất mát và đau khổ mà nhiều gia đình đã phải trải qua”, ông Joe Biden nói.

Nguyên nhân chính có thể lý giải là những ngày gần đây người dân Mỹ đang có 1 mối quan tâm lớn hơn cả dịch bệnh - đó là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ; và rồi họ lơ là các biện pháp phòng dịch. Nhiều người Mỹ tham gia các cuộc mít tinh vận động tranh cử mà không đeo khẩu trang, tuân thủ giãn cách; nhiều người Mỹ đã tới những điểm bỏ phiếu trực tiếp đông người; và giờ đây nhiều người Mỹ đang xuống đường tuần hành, thay vì ngồi yên trong nhà chờ đợi kết quả kiểm phiếu.

Các hãng truyền thông lớn của Mỹ và quốc tế hôm nay đều dẫn nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết, Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows đã mắc Covid-19. Tuy nhiên, chưa rõ thời điểm chính xác ông mắc bệnh và lây từ ai, song ông đã thông báo việc này với đội ngũ cố vấn thân cận sau ngày bầu cử 3/11.

Đại dịch Covid-19 thực sự đã tấn công nước Mỹ một cách dữ dội nhất, từ các vấn đề xã hội cho đến kinh tế. Nước Mỹ cũng đã chia rẽ, phân cực về cách thức ứng phó dịch bệnh của Tổng thống Trump. Đây cũng là một chủ đề tranh luận nóng, dai dẳng giữa 2 ứng cử viên Tổng thống Mỹ trong suốt quá trình tranh cử.

Hôm nay (7/11), khi mọi diễn biến kiểm phiếu đang có lợi và cơ hội trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ đang rộng mở, ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden đã tự tin hơn khi nói về các chính sách ưu tiên của mình khi đắc cử: “Đã đến lúc chúng ta xích lại gần nhau. Trách nhiệm của tôi với tư cách là Tổng thống sẽ là đại diện cho cả quốc gia. Tôi sẽ làm việc chăm chỉ cho cả những người đã bỏ phiếu chống lại tôi cũng như cho những người ủng hộ. Chúng ta có những vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết - từ đại dịch Covid-19, vấn đề nền kinh tế, phân biệt chủng tộc cho tới khí hậu. Chúng ta không có thời gian để lãng phí vào một chiến tranh đảng phái”.

Tuy nhiên, với sự chia rẽ sâu sắc hiện nay trong xã hội Mỹ, để hàn gắn nước Mỹ trong phải là một câu chuyện dễ dàng. Hơn nữa, hàng triệu người dân Mỹ đang không ủng hộ ông Biden còn bởi 1 lý do – họ sợ nền kinh tế bị phong tỏa thêm lần nữa vì đại dịch và ủng hộ lời hứa cấp phép nhanh cho 1 loại vaccine Covid-19 của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo VOV

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.