Năm 2030, Quân đội Mỹ có siêu trực thăng công nghệ cao?

Trang tin National Interest (NI) vừa cho biết, đến năm 2030 Quân đội Mỹ sẽ được trang bị máy bay trực thăng công nghệ cao hay siêu trực thăng.

Theo NI, Quân đội Mỹ hiện đang nghiên cứu và phát triển thế hệ máy bay trực thăng chiến đấu mới với nhiều tính năng ưu việt, thoả mãn yêu cầu tham chiến trong môi trường khắc nghiệt, hai chiếc đầu dự tính sẽ đi vào hoạt động vào năm 2030.

Chúng có khả năng bay nhanh hơn, xa hơn mà không cần phải tiếp nhiên liệu, hoạt động trong môi trường nhiệt độ lớn, di chuyển giống như một trực thăng truyền thống.

Thế hệ máy bay này là một phần của dự án có tên Joint Multi-Role Technology Demonstrator (Trình diễn công nghệ Đa nhiệm hỗn hợp) hay JMRTD, mở đường cho ra đời một phi đội chiến đấu cơ đa nhiệm, chính thức được đưa vào khai thác bằng chuyến bay "khởi nghiệp" vào năm 2030.

Theo Dan Bailey, giám đốc chương trình JMRTD, việc nghiên cứu và phát triển hai máy bay trình diễn của dự án JMRTD đang được thực hiện. Theo tiến độ, sẽ được đưa vào thử nghiệm mặt đất vào cuối năm 2016 và thử nghiệm chuyến bay vào đầu tiên năm 2016.

nam 2030 quan doi my co sieu truc thang cong nghe cao

Siêu trực thăng V-280 Valor của Bell Helicopter

Cũng theo ông Dan Bailey, dự án JMRTD hiện đang được triển khai đúng tiến độ. Thế hệ trực thăng mới này tốc độ 230 knots (gần 426 km/h), tầm hoạt động 434 km, được trang bị động cơ cực khoẻ, có thể tác nghiệp trong môi trường nhiệt độ tới 95 độ F (35 độ C), tầm cao hoạt động 1.800 m.

"JMRTD đặt mục tiêu 425 km/h cho các trực thăng này là nhằm thúc đẩy xu hướng công nghệ mới, tạo ra thế hệ máy bay trực thăng có tinh năng sát thủ cao, thoả mãn nhu cầu khắt khe của chiến trang trong tương lai", ông Dan Bailey cho tờ Scout Warrior hay.

Những chiếc trực thăng mới này được trang bị các cảm biến thế hệ mới, có khả năng tìm và diệt đối phương đang di chuyển.

Dan Bail còn cho hay, ngoài JMRTD, quân đội Mỹ còn thực hiện một chương trình khác, có tên Future Vertical Lift, hay FVL, cho ra đời thế hệ máy bay mới có thể cất cánh thẳng đứng để trang bị cho quân đội, Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ trong tương lai.

Chiến đấu cơ kiểu này có khả năng cất cánh thẳng đứng, nó khác hẳn với chiến đấu cơ hiện có, mang được nhiều trang thiết bị, khí tài, hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, nhưng linh hoạt và có tầm hoạt động rộng

Theo National Interest, hai tập đoàn công nghệ quốc phòng là Bell Helicopter và Sikorsky-Boeing là những nhà thầu chính đảm nhận dự án JMRTD, sẽ cho ra đời 2 mẫu siêu trực thăng đầu tiên.

Bell Helicopter sẽ phát triển mẫu trực thăng V-280 Valor, dùng công nghệ rotor nghiêng hiện đại (rotor nghiêng thế hệ 3), 2 rotor lắp ở hai cánh để giúp trực thăng có thể bay với tốc độ cao trong khi vẫn giữ được khả năng hoạt động linh hoạt như một chiếc trực thăng thông thường.

Gần đây Bell và Boeing đã hợp tác phát triển công nghệ rotor nghiêng dùng cho máy bay V-22 Osprey, máy bay hiện đang được quân đội Mỹ đánh giá cao vì tính năng tác chiến tuyệt vời.

nam 2030 quan doi my co sieu truc thang cong nghe cao

Máy bay V-22 Osprey do Bell và Boeing hợp tác nghiên cứu, phát triển

V-280 Valor có hai cánh quạt, có thể giúp máy bay bay ngang chuyển sang bay đứng. Theo Bell Helicopter, V-280 Valor có tốc độ tới 280 hải lý (518 km/h) nhờ công nghệ rotor nghiêng hiện đại.

Mô hình trực thăng còn lại là của Liên danh Sikorsky-Boeing, có tên SB>1 Defiant, sử dụng cấu hình rotor đồng trục hay cấu hình hỗn hợp, sử dụng hệ cánh quạt quay ngược chiều chồng lên nhau, hai ở trên quay ngược chiều với hai cánh quạt ở dưới, cho phép trực thăng bay với tốc độ lớn, lên xuống, thậm chí có thể tiến lùi một cách dễ dàng.

Những chiếc trực thăng này được trang bị rất nhiều cảm biến, vũ khí và hệ thống điều khiển cực kỳ hiện đại, đặc biệt là hệ thống điều khiển bay fly-by-wire, hỗ trợ các phi công trong việc đưa ra quyết định khi tham chiến.

Nó có thể tự bay theo một lộ trình nhất định trong trường hợp phi công bị thương hoặc không còn đủ khả năng điều khiển máy bay. Thậm chí, nó có thể giúp trực thăng hoạt động như một máy bay không người lái.

Một trong nhưng ưu điểm nổi trội thế hệ siêu trực thăng là kết hợp giữa công nghệ sensor và công nghệ đánh chặn để phát hiện nhanh mối đe doạ từ phía đối phương.

Đó là Hệ đánh chặn Hồng ngoại thông thường (Common Infrared Countermeasure hay CIRCM), nó có thể gây nhiễu bằng laser gọn nhẹ giúp vô hiệu hoá tên lửa của đối phương.

nam 2030 quan doi my co sieu truc thang cong nghe cao

SB>1 Defiant của Liên danh Sikorsky-Boeing

Chưa hết, siêu trực thăng còn được trang bị Hệ thống tích hợp hệ thống vũ khí JMR, kết giữa vũ khí với hệ thống cảm biến để giúp máy bay hoạt động tự chủ, tự động phát hiện và theo dõi nhiều mục tiêu trong cùng một lúc, tấn công mục tiêu bằng vũ khí đạn đạo đạt hiệu quả cao nhất.

Siêu trực thăng còn có tính năng tìm và diệt trên không bằng các phần mềm tiên tiến, kết hợp với cảm biến công nghệ cao, báo cho phi công biết những trở ngại như máy bay hay tên lửa đến gần.

Công nghệ nhận biết bạn và thù (IFF), và khả năng tránh chướng ngại vật, khả năng kiểm soát bay trong địa hình (CFIT), giúp máy bay hoạt động tốt trong mọi địa hình phức tạp như rừng rậm, núi cao, tầm nhìn hạn chế, có nhiều chướng ngại vật...để giúp phi công chuyển hướng bay hoặc đưa ra những quyết định xử lý mau lẹ và hiệu quả nhất.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.