Gần 300 công nhân mắc kẹt dưới lòng đất tại mỏ vàng Kloof, Nam Phi, sau khi hệ thống tời phục vụ tiếp cận trục mỏ bất ngờ gặp trục trặc.
Bên trong mỏ vàng Kloof. (Nguồn: Reuters)
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, một sự cố nghiêm trọng đã xảy ra tại mỏ vàng Kloof của tập đoàn Sibanye-Stillwater ở Nam Phi, khiến 260 công nhân bị mắc kẹt dưới lòng đất.
Vụ việc diễn ra vào tối ngày 22/5 (giờ địa phương) sau khi hệ thống tời phục vụ tiếp cận trục mỏ bất ngờ gặp trục trặc.
Theo thông tin từ một quan chức cấp cao của công đoàn, trong số 260 thợ mỏ bị mắc kẹt, không có ai bị thương.
Đến thời điểm hiện tại, 79 người đã được giải cứu thành công lên mặt đất. 181 công nhân còn lại đã được tập trung tại một địa điểm an toàn và được cung cấp thực phẩm trong quá trình chờ đợi công tác cứu hộ.
Tuy nhiên, ông Duncan Luvuno - Chủ tịch An toàn và Sức khỏe của Liên đoàn Công nhân Mỏ Quốc gia (NUM) - bày tỏ lo ngại về tình trạng của những người còn mắc kẹt, đặc biệt là những công nhân mắc bệnh mãn tính, khi họ đã phải ở dưới lòng đất trong thời gian kéo dài mà không được cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống.
Mỏ vàng Kloof, nơi xảy ra sự cố, là một trong những mỏ sâu nhất của tập đoàn Sibanye-Stillwater, nằm cách thành phố Johannesburg khoảng 60km về phía tây. Tại đây, công ty đang tiến hành khai thác ở độ sâu lên đến 3.200m. Mỏ này đóng góp 14% tổng sản lượng vàng của tập đoàn.
Tai nạn hầm mỏ không phải là hiếm gặp tại Nam Phi. Đầu năm nay, một vụ việc đau lòng đã xảy ra khi 78 thi thể được phát hiện tại một mỏ vàng khai thác trái phép, sau chiến dịch trấn áp của cảnh sát nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác bất hợp pháp./.
Cơ quan Quản lý khẩn cấp quốc gia Nigeria (NEMA) ngày 17/6 cho biết tổng cộng 6.527 người thuộc 1.069 hộ gia đình đã phải rời bỏ nhà cửa sau vụ tấn công của các tay súng vũ trang tại làng Yelewata, bang Benue, miền Trung Nigeria. Phần lớn số người sơ tán là phụ nữ và trẻ em, hiện cần được hỗ trợ khẩn cấp về lương thực, nước sạch và thuốc men.
Ba Lan, Nhật Bản, Ấn Độ đang tổ chức di tản công dân khỏi Israel và Iran; trong khi hàng nghìn người dân đổ xô rời khỏi Iran, tích trữ nhu yếu phẩm và tìm nơi trú ẩn do lo ngại căng thẳng leo thang.
Phnom Penh cảnh báo sẽ dừng nhập rau củ quả ở mọi cửa khẩu tiếp giáp với Thái Lan, nếu phía Thái Lan không điều chỉnh khung giờ hoạt động tại cửa khẩu biên giới theo thời gian quy định như trước.
Cuộc tấn công đáp trả của Iran nhằm vào Israel diễn ra chỉ vài giờ sau khi Israel tiến hành không kích quy mô lớn vào các cơ sở quân sự và hạt nhân của Iran.
Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã chính thức đệ trình yêu cầu lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) nhằm tìm cách giải quyết tranh chấp biên giới đang diễn ra liên quan đến quần thể đền Ta Moan Thom, Ta Moan Tauch và Ta Krabei, cũng như khu vực Mom Bei.
Iran đã phóng tên lửa siêu vượt âm nhằm vào lãnh thổ Israel trong khi Tel Aviv tiếp tục không kích vào các mục tiêu quân sự tại Tehran, trong đó có trụ sở Bộ Quốc phòng Iran.
Trong bối cảnh xung đột Iran - Israel leo thang, Đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump đang chia rẽ về việc liệu Mỹ có nên can dự vào một cuộc xung đột nữa hay không.
Ngày 10/6, Anh, Canada và các đồng minh khác đã công bố lệnh trừng phạt đối với 2 bộ trưởng trong Chính phủ Israel theo đường lối cứng rắn vì liên tục kích động bạo lực chống lại người Palestine.
Iran đã tiến hành cuộc tập kích quy mô lớn nhằm đáp trả các cuộc tấn công của Israel, nhiều tiếng nổ lớn đã được ghi nhận ở hai thành phố Jerusalem và Tel Aviv.
Giới chức Iran gửi thư lên Liên Hợp Quốc, nói rằng Israel đã đưa ra "lời tuyên chiến" khi tập kích nước này, kêu gọi các quốc gia có biện pháp buộc Tel Aviv chịu trách nhiệm.
Tổng Giám đốc IAEA nhấn mạnh các hành động quân sự đe dọa an toàn của các cơ sở hạt nhân có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với người dân Iran mà còn với cả khu vực và toàn cầu.
Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel khẳng định Israel "đã đến thời điểm không thể quay lại” và tình hình hiện nay buộc nước này phải hành động quyết liệt để bảo vệ sự tồn tại của mình.
Chiếc Boeing 787-8 Dreamliner của Air India rơi chỉ vài phút sau khi cất cánh từ sân bay Ahmedabad trong hành trình đến sân bay Gatwick tại Thủ đô London của Anh, đã có ít nhất 133 người thiệt mạng.
Khi chính quyền ông Trump quyết áp đặt biện pháp cứng rắn, làn sóng biểu tình có thể trầm trọng hơn ở Los Angeles và thậm chí vượt ra ngoài phạm vi thành phố.
Trong bối cảnh phong tỏa kéo dài tại Dải Gaza, các tổ chức bảo vệ quyền tự do báo chí cảnh báo về tình trạng suy kiệt nghiêm trọng mà các phóng viên địa phương đang phải đối mặt, đồng thời kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) có hành động rõ ràng hơn để bảo vệ báo chí tại khu vực xung đột.
Bộ trưởng Nông nghiệp Shinjiro Koizumi tuyên bố ngày 10/6, Nhật Bản sẽ xuất thêm 200.000 tấn gạo từ kho dự trữ quốc gia, nhằm nỗ lực kiểm soát giá lương thực trong bối cảnh thị trường đang biến động.
Phía Chính phủ Thái Lan đã lên tiếng phủ nhận việc liên hệ với công dân qua điện thoại hoặc ứng dụng Line để tuyển dụng vào lực lượng dự bị quân đội, đồng thời kêu gọi mọi người theo dõi các nguồn tin chính thức của chính phủ để cập nhật thông tin.
Lệnh cấm mới được đưa ra trong bối cảnh Chính quyền Tổng thống Trump đang siết chặt chính sách nhập cư, gồm những bước đi mạnh mẽ trong việc giải quyết tình trạng nhập cư bất hợp pháp.