Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn

14 mỏ vàng trung bình, 26 mỏ nhỏ với tổng trữ lượng gần 30 tấn được phát hiện khi Bộ Nông nghiệp và Môi trường thực hiện đề án điều tra khoáng sản.

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) vừa hoàn thành báo cáo Điều tra tổng thể về khoáng sản và nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 vùng Tây Bắc (đề án Tây Bắc). Trong 40 mỏ vàng được tìm thấy, Bắc Kạn, Tuyên Quang mỗi tỉnh 8 mỏ; Lai Châu 5; Thanh Hóa, Nghệ An mỗi tỉnh 4; Lạng Sơn, Cao Bằng mỗi nơi 3; Hà Giang, Yên Bái mỗi nơi 2, Điện Biên một mỏ. Ngoài vàng, các khoáng sản đi kèm còn có bạc, đồng, antimon.

Trước đây, Việt Nam phát hiện 500 điểm quặng, mỏ vàng, trong đó khoảng 30 vị trí đã được thăm dò, đánh giá với trữ lượng khoảng 300 tấn. Các mỏ vàng chủ yếu ở miền núi phía Bắc, một số tỉnh Trung Bộ.

Vàng miếng tại trụ sở SJC ở quận 3, tháng 3/2025. Ảnh: Quỳnh Trần
Vàng miếng tại trụ sở SJC ở quận 3, tháng 3/2025. Ảnh: Quỳnh Trần

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết các dữ liệu bản đồ, kết quả điều tra, mẫu phân tích, thông tin mỏ và điểm quặng đã được số hóa, tích hợp thành hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung. Hệ thống này cho phép tra cứu nhanh, chia sẻ linh hoạt và kết nối trực tuyến, hướng đến xây dựng nền địa chất số quốc gia.

"Đây là tiền đề quan trọng tiến tới chuyển đổi số toàn diện ngành địa chất, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, quy hoạch tài nguyên và thu hút đầu tư khai thác khoáng sản theo hướng bền vững", đại diện đơn vị thực hiện đề án chia sẻ.

Đề án Tây Bắc được Chính phủ phê duyệt và triển khai từ năm 2017 ở 12 tỉnh gồm: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Phú Thọ, Tuyên Quang và 21 huyện phía tây của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tổng diện tích điều tra 109.250 km2.

vnexpress.net

Đọc thêm

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Gỡ khó trong kinh doanh cát sỏi ở Nghi Xuân

Gỡ khó trong kinh doanh cát sỏi ở Nghi Xuân

Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã tiến hành quy hoạch, cấp phép hoạt động cho một số bến thủy nội địa, góp phần giúp doanh nghiệp vật liệu xây dựng thuận lợi trong kinh doanh, đảm bảo quy định pháp luật.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.