Nâng bước học sinh nghèo Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với nguồn kinh phí mỗi năm hơn 3 tỷ đồng dành riêng cho các hoạt động trao học bổng, hỗ trợ trẻ em nghèo vượt khó (chiếm một nửa nguồn quỹ được huy động), trung bình mỗi năm học có hơn 1.500 học sinh (HS) nghèo ở Hà Tĩnh được Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh hỗ trợ về tinh thần, vật chất để tiếp tục ước mơ cắp sách đến trường.

nang buoc hoc sinh ngheo ha tinh

Ông Wayne Besant - Tổng Giám đốc AIA Việt Nam thăm hỏi, trao xe đạp cho trẻ em nghèo Hà Tĩnh

Năm học 2016-2017 là một năm tràn đầy niềm vui đối với Hoàng Đức Sơn - HS lớp 6 Trường THCS Cương Gián (Nghi Xuân) khi ước mơ có một chiếc xe đạp để đến trường đã trở thành hiện thực.

Không được may mắn như bạn bè cùng trang lứa, từ nhỏ, Sơn sớm lo lắng mưu sinh khi mái ấm gia đình thiếu vắng người bố. Mẹ em bị bại liệt nên cuộc sống của 3 người trong gia đình chỉ biết trông cậy vào bà ngoại đã ngoài 80 tuổi với nghề nhặt ve chai.

Sơn chia sẻ: “Bữa cơm có đầy đủ chất dinh dưỡng với gia đình em đã là một chuyện khó huống chi lấy đâu ra cả triệu đồng để mua xe đi học. Nhìn bạn bè lên THCS với những chiếc xe đạp mới tinh, em thèm lắm, nhưng chỉ biết giấu ước mơ vào lòng. Và Quỹ Bảo trợ đã giúp em chạm tới ước mơ để đôi chân đỡ mỏi trong những buổi đến trường. Em hứa sẽ học tập thật tốt để không phụ sự quan tâm của mọi người”.

Đã hơn 1 năm được sống trong ngôi nhà tình thương khang trang, ấm áp, với Nguyễn Thị Minh - HS lớp 7 Trường THCS Thạch Đỉnh (Thạch Hà), vẫn như một giấc mơ đẹp. Minh cho biết: “Mỗi ngày đi học về, em lại lặng ngắm ngôi nhà của mình và tự nhủ: Vậy là ước mơ đã trở thành hiện thực, thật hạnh phúc biết bao”.

nang buoc hoc sinh ngheo ha tinh

Lãnh đạo Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh trao học bổng cho học sinh nghèo.

Cũng như bao bạn nghèo khác, hành trình đến trường của chị em Minh gặp nhiều gian nan bởi người mẹ đơn thân thường xuyên ốm đau, không đủ sức để nuôi 2 đứa con ăn học. Để được đến trường, ngoài sự cưu mang của bà con lối xóm, Minh đã cố gắng giành được học bổng dài hạn của Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh. Dù mỗi năm chỉ 1 triệu đồng nhưng với bạn nghèo, đó là niềm vinh dự, là sách vở, áo quần của cả năm học.

Niềm vui lớn còn đến với gia đình em khi Quỹ Bảo trợ trẻ em đã kết nối với tổ chức Zhishan của Đài Loan giúp gia đình em thoát khỏi nỗi lo khi sống trong ngôi nhà ọp ẹp, rách nát, có thể sụp xuống bất cứ lúc nào. Với 130 triệu đồng, ngôi nhà tình nghĩa với đầy đủ vật dụng cần thiết đã giúp cuộc sống gia đình Minh bước sang trang mới.

Với chức năng nhiệm vụ của mình, kể từ ngày thành lập đến nay, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã thực sự là nơi bảo trợ, nơi chắp cánh niềm tin, hy vọng vào một tương lai tốt đẹp cho những trẻ em bất hạnh, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong rất nhiều chương trình hoạt động của quỹ, hoạt động tiếp sức cho trẻ em đến trường được xem là một trong những nét nổi bật.

Chị Trần Thị Đào - Phó Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh cho biết: “Từ ngày thành lập quỹ (năm 2001) đến nay, chương trình học bổng tiếp sức đến trường cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã được chúng tôi đặc biệt quan tâm. Từ khoảng năm 2010 trở lại nay, chương trình đã phát huy hiệu quả khi mỗi năm, trung bình chúng tôi kêu gọi được trên 3 tỷ đồng, hỗ trợ khoảng 1.500 HS nghèo vượt khó. Trong đó có 700 suất được hỗ trợ dài hạn”.

Tuy nhiên, để những phần quà kịp thời đến tay các em trong mỗi năm học là cả một quá trình vất vả của những người công tác ở quỹ. Đó là việc phối hợp với các nhà trường, chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, rà soát những HS có hoàn cảnh khó khăn nhưng có ý chí vươn lên học tập và rèn luyện tốt. Đặc biệt, để kêu gọi được những tổ chức nhân đạo ở nước ngoài, duy trì các nguồn học bổng dài hạn không phải là điều dễ dàng.

Điều đáng mừng là từ những hiệu quả thiết thực của chương trình, nguồn học bổng của quỹ ngày càng thu hút sự vào cuộc của nhiều tổ chức như Bảo hiểm Nhân thọ Prudential, AIA… Với vai trò là cầu nối giữa các nhà hảo tâm đến với trẻ em nghèo hiếu học, Quỹ Bảo trợ trẻ em đang tiếp tục mở rộng vòng tay kết nối với các tổ chức nhân đạo để chia sẻ niềm yêu thương, chắp cánh cho những ước mơ trẻ thơ.

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.
Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp

Các hoạt động đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ Đoàn Hà Tĩnh triển khai sôi nổi, thúc đẩy ĐVTN làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.