Nếu cho làm lại, liệu Ukraine có giữ được Crimea trước Nga?

Một chính khách Ukraine mới đây đã tiết lộ việc chính quyền Kiev đã suýt giữ lại được bán đảo Crimea, không để lọt vào tay Nga.

Chính quyền Kiev đối phó chậm, để Crimea lọt vào tay Nga

Nghị sĩ Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) Sergey Kunitsyn mới đây đã tiết lộ trên kênh truyền hình “112 Ukraine” cách mà chính quyền Kiev (chính quyền thân phương Tây mới được thành lập sau khi lật đổ chính quyền hợp Hiến của ông Viktor Yanukovych) có thể giữ được bán đảo Crimea (Crimean Peninsula) hồi năm 2014.

Theo ông, vào thời điểm đó, nhà chức trách Ukraine đã từng xem xét vấn đề mở rộng các quyền ủy thác cho chính quyền Crimea và khả năng quay trở lại Hiến pháp năm 1992 để ngăn chặn việc bán đảo sáp nhập với Liên bang Nga.

neu cho lam lai lieu ukraine co giu duoc crimea truoc nga

Bán đảo Crimea đã tách khỏi Ukraine, sáp nhập vào Nga tháng 3/2014

"Tôi đã tới gặp Oleksandr Turchinov (khi đó là Tổng thống tạm quyền, kiêm Chủ tịch Quốc hội) nói là ngay lập tức phải triệu tập các đại biểu Verkhovna Rada, mở rộng mọi quyền ủy thác cho chính quyền Crimea, thông qua ngay trong lần đọc dự thảo thứ nhất, quay trở lại luật pháp năm 1992” - ông Sergey Kunitsyn tiết lộ.

Theo ông này, trong khi ở bán đảo Crimea có sự hiện diện của quân Nga, mà chính quyền "hậu Maidan" đang còn yếu, nên họ cần có thêm thời gian để củng cố và tập hợp sức mạnh nhằm vô hiệu quả các cuộc trưng cầu dân ý.

Do đó, ông này kiến nghị giải pháp là chính quyền Kiev “cần phải trao cho Crimea mọi thứ, ngoại trừ chủ quyền”, để kéo dài thời gian, ngăn chính quyền bán đảo trưng cầu dân ý về nền độc lập và sáp nhập vào Nga.

Theo vị nghị sĩ này, Kiev "đã chậm mất một tuần" vì không chọn được ai là người đứng ra nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề này.

Dĩ nhiên là hành động chậm trễ này đã khiến Crimea một lần nữa trở lại Nga, sau kết quả trưng cầu dân ý, được tổ chức vào tháng 3/2014.

Hơn 97% dân cư bán đảo tán thành ly khai khỏi Ukraine và đưa Crimea trở về với “đất mẹ” Nga. Và cho đến thời điểm này, có thể khẳng định là quốc ca Ukraine sẽ không bao giờ còn được cử hành trên bán đảo.

Chính Maidan đã khiến Ukraine mất Crimea về tay Nga

Tuy nhiên, những tư liệu khác đã cho biết rằng, sau khi lật đổ chính quyền hợp Hiến của ông Viktor Yanukovych vào thời điểm tháng 2 năm 2014, giới lãnh đạo chính quyền lâm thời ở Kiev không định trao cho bán đảo này bất cứ quyền hạn nào mà ngược lại, còn sẵn sàng “tắm máu” Crimea.

Theo biên bản thăm dò ý kiến mà cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội Ukraine, ông Yuri Ilyin lưu giữ lại, các chính trị gia Euromaidan đã chuẩn bị ngăn chặn một cách cứng rắn sự bất mãn ở Crimea và "Tắm trong máu" là số phận mà các nhà lãnh đạo Maidan sẽ chuẩn bị cho Crimea.

Theo tài liệu này, tháng 2 năm 2014, ông Ilyin nhiều lần thông báo cho chính phủ mới về những nguy cơ đối với Ukraine trong trường hợp làm ngơ trước “sự bất mãn chính trị” ở Crimea nhưng chính phủ tạm quyền của ông Turchinov đã không có hành động nào để giữ lại bán đảo.

Theo lời cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, phản ứng của các nhà lãnh đạo phe đối lập là "hung hăng" và "gây sốc". Chẳng hạn, ông Klitschko, người hiện đang là thị trưởng thủ đô Kiev, từng hứa rằng "sẽ đối xử với bán đảo thậm chí cứng rắn hơn so với Kiev".

Ông Ilyin nhấn mạnh rằng, các chính trị gia Maidan đã không muốn giải quyết tình hình một cách hòa bình và chỉ muốn thực hiện kịch bản bạo lực để đối phó với người dân Crimea.

"Cho họ tắm máu và tất cả mọi người sẽ hiểu. Chúng ta sẽ bẻ gãy cái chổi phản kháng. Trong lĩnh vực này chúng ta có sự hỗ trợ mạnh mẽ…" - tài liệu ghi chép lời lãnh tụ đảng dân tộc cực đoan "Tự do" là ông Oleg Tyagnibok.

Chính vì tâm trạng bài Nga, kích động chia rẽ dân tộc chiếm ưu thế trong Quốc hội và các đảng phái Ukraine vào thời điểm đó và cho tới cả hiện nay, việc bán đảo đã lọt vào tay Nga tháng 3/2014 là điều tất yếu. Và nếu có cho làm lại, chắc chắn chính quyền Kiev vẫn mất Crimea mà thôi!

Crime trở về với Nga sau 60 năm được trao tặng cho Ukraine

Nga và Crimea đã có lịch sử chung lâu dài. Bán đảo đã là của Nga vào năm 1783. Người Nga đã nhiều lần bảo vệ Crimea trong nhiều cuộc chiến đẫm máu chống Anh, Pháp và Đế chế Ottoman trong Chiến tranh Crimea và chống lại Đức quốc xã trong Thế chiến II.

Vào năm 1954, lãnh tụ Liên Xô khi đó là ông Nikita Khrushchev đã mang bán đảo Crimea của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga “trao tặng” cho Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraine - người “anh em” trong khuôn khổ Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô, tức Liên bang Xô viết). Hành động này được coi là là một bước đi thiếu trách nhiệm với nước Nga và rõ ràng không thể lường trước được hậu quả của nó.

Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, theo Hiến pháp năm 1992, cộng hòa Crimea là một nhà nước nằm trong thành phần Ukraine. Mối quan hệ giữa hai bên sẽ được xác định trên cơ sở các hiệp ước và hiệp định. Bán đảo có tất cả các quyền hạn trên lãnh thổ của mình ngoại trừ những quyền ủy thác mà Crimea tự nguyện trao cho Ukraine.

Ngôn ngữ chính thức và ngôn ngữ làm việc ở Crimea là tiếng Nga, đồng thời, nước cộng hòa này có thể độc lập quan hệ với các quốc gia khác.

Tuy nhiên, đến tháng 3 năm 1995 dưới thời Tổng thống Leonid Kuchma, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu hủy bỏ Hiến pháp năm 1992 và bãi bỏ chức vụ Tổng thống của Crimea.

Tháng 2/2014, nhân dân Crimea đã đứng lên phản đối chính quyền thân phương Tây được dựng lên sau cuộc đảo chính trên Quảng trường Maidan ở thủ đô Kiev, lật đổ chính phủ hợp Hiến của ông Viktor Yannukovych.

Và đến cuộc trưng cầu dân ý tháng 3/2014, đại đa số nhân dân Crimea đã bỏ phiếu thể hiện quyết tâm tách khỏi Ukraine, trở về với Nga sau 60 năm “lưu lạc”.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Nguyễn Hoà Bình vừa gửi thư khen Công an huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh về thành tích xuất sắc triệt phá thành công đường dây buôn bán hơn 6.000 điện thoại di động giả. Trong thư Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình viết:
Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Chung tay bảo vệ an ninh biên giới

Dưới sự chủ trì phối hợp của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, các lực lượng công an, quân sự, hải quan, kiểm lâm… đã cùng vào cuộc hiệu quả chung tay bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh triển khai công tác phòng, chống bão số 6

Trước diễn biến phức tạp của bão số 6, Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo ban CHQS các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trực thuộc làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó, góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.
“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

“Mẹ đỡ đầu” của trẻ em không may mắn

Mô hình “Mẹ đỡ đầu” đối với những trẻ em mồ côi của Hội Phụ nữ Bộ CHQS tỉnh Hà Tĩnh đã góp phần giúp các cháu vơi bớt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.