Ngây ngất trước vẻ đẹp của tòa Bưu điện Sài Gòn, một giáo sư người Nga đã khẳng định như vậy vào cuối thế kỷ XIX, trong chuyến thăm thành phố này.
Bưu điện Sài Gòn khi xưa
Thông tin trên vừa được Đài "Tiếng nói nước Nga" tại Moskva công bố khi nhắc tới lịch sử mối liên hệ Nga - Việt trong chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua”.
Người đưa ra nhận xét trên là giáo sư Alekseev, một trong số ít những người Nga từng có dịp tới Sài Gòn vào cuối thế kỷ XIX.
Dẫn lại nghiên cứu của các sử gia về ghi chép này,Đài "Tiếng nói nước Nga" cho biết: “Gây ấn tượng mạnh nhất với giáo sư Alekseevlà công trình Nhà Bưu điện - rất sang trọng và bên trong rộng mênh mông. Lữ khách Nga này thừa nhận rằng, những gian phòng tương tự thì ông còn chưa từng thấy ở New York, London hay Paris. Còn ở đây Nhà Bưu điện sừng sững đứng giữa quảng trường vắng vẻ”.
Giáo sư Alekseev tới Sài Gòn vào năm 1894. Ngoài nhà Bưu điện, ông còn dành lời khen ngợi cho Thảo Cầm Viên, Chợ lớn và một số kiến trúc khác, cho dù vẫn có phàn nàn rằng trong thành phố thiếu vắng những khu chợ có mái che tử tế - đều rất quan trọng và cần thiết ở xứ khí hậu nắng nóng.
Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại TPHCM, tọa lạc tại số 2, đường Công xã Paris, Q.1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng với phong cách Gothique trong khoảng năm 1886-1891, theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux.
Ngay sau khi đánh thành Gia Định, chiếm được vùng đất Sài Gòn, Pháp đã thiết lập hệ thống thông tin liên lạc. Ngày 11-11-1860, “Sở dây thép” Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Ngày 13-1-1863, “Sở dây thép” Sài Gòn được chính thức khánh thành và phát hành “con cò” (người Sài Gòn xưa hay gọi con tem là con cò) đầu tiên. Năm 1864, dân chúng Sài Gòn bắt đầu gởi thư từ thông qua nhà “dây thép” (hệ thống bưu điện).
Và hiện nay
Nằm ở vị trí trung tâm của thành phố, vẻ đẹp độc đáo của tòa nhà Bưu điện Thành phố càng được tôn lên. Khác với các công trình kiến trúc đậm nét Pháp, Bưu điện Sài Gòn mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á.Tòa nhà nổi bật với sự bố cục cân đối của các công trình mang tính thẩm mỹ cao. Mặt tiền có kết cấu hình khối, với vòm cung phía trên các cửa. Vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt nằm bốn góc, mỗi cột chống đỡ bốn kèo sắt tỏa ra bốn phía. Trên vòng cung có chiếc đồng hồ lớn. Hai bên ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật có đắp hình nam nữ đội vòng nguyệt quế cùng những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arage,...
Bước vào trong bưu điện, ở bất kỳ góc nào, cũng có thể bắt gặp một thoáng Sài Gòn xưa. Vòm cung dài được chịu lực bởi hai hàng trụ sắt hai bên. Hệ thống cột, trụ chính, phụ, mái hiên đều có kết cấu hình khối vuông. Trên mỗi đầu trụ, cột được chạm khắc hoa văn công phu, tỉ mỉ. Với hệ thống vòm cung này, tòa nhà trở nên cao, rộng rãi và thoáng mát. Hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử của Sài Gòn: “Saigon et ses environs 1892” và “Lignes télegraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge 1936”, các kiến trúc gothic và hơn 35 quầy phục vụ khách hàng.
Tối 18/5, tại Quảng trường Ba Đình (Thủ đô Hà Nội), chương trình nghệ thuật đặc biệt “Người là Hồ Chí Minh” đã diễn ra trang trọng, sâu lắng và đầy cảm xúc, chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025).
Xây dựng chương trình tham gia hội diễn nghệ thuật quần chúng, tổ chức không gian triển lãm "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người"..., Hà Tĩnh góp phần lan tỏa Lễ hội Làng Sen.
Trong ngôi nhà đơn sơ, những bức ảnh kỷ niệm thiêng liêng được treo ngay ngắn như những kỷ vật quý báu. Dù thời gian có qua đi hơn 55 năm thì nhũng ký ức được gặp Bác Hồ vẫn vẹn nguyên trong trái tim bà Tưởng Thị Diên - người Tiểu đội trưởng Tiểu đội dân quân gái Kỳ Phương năm nào....
Báo Hà Tĩnh đã có cuộc trao đổi với NSND Lê Khanh trong khuôn khổ chương trình giao lưu văn hóa Việt – Nhật với chủ đề: “Kết nối thế giới qua truyện dân gian và âm nhạc”.
Gần bảy thập kỷ đã đi qua, giọng nói trìu mến, thân thương của Bác vẫn còn vang vọng, thấm vào mỗi con tim. Khắc ghi lời Bác kính yêu, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp như sinh thời Người căn dặn và mong muốn...
Tối 15/5, tại TP Hà Tĩnh đã diễn ra chương trình giao lưu văn hóa Việt - Nhật với chủ đề “Kết nối thế giới qua Truyện dân gian và Âm nhạc”. Tham dự có ngài ITO Naoki - Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng.
Chú mèo tam thể soi mặt vào vại nước ở gốc cau, vuốt đi vuốt lại mấy sợi ria mép trắng như cước cho thật óng ả rồi thong thả bước ra sân tắm nắng. Gió hây hẩy, nắng nhè nhẹ vàng như mật, tam Thể khoan khoái nằm duỗi dài trên sân...
Trang tin tức ABC News vừa đăng tải bài viết với tiêu đề “Why are Australians obsessed with bánh mì, the Vietnamese roll with the complex history?” (Tạm dịch: Vì sao người Australia “mê” bánh mì Việt Nam, món ăn giản dị chứa đựng câu chuyện lịch sử đặc biệt), phản ánh sức hút ngày càng lớn của bánh mì Việt trên đất Australia.
Với chủ đề "Vui hội Làng Sen thêm nhớ ơn Người", chương trình nghệ thuật do Trung tâm Văn hóa, điện ảnh và Xúc tiến du lịch Hà Tĩnh dàn dựng mang lại nhiều cảm xúc sâu lắng.
Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Tuy có những di sản đã được UNESCO công nhận nhưng Hà Tĩnh vẫn chưa thể khai thác để phát triển du lịch, tạo sức hấp dẫn, thu hút du khách bằng giá trị riêng có.
Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Cụm di tích lịch sử văn hoá Tiên Sơn ở phường Trung Lương (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) với các hạng mục cổ kính, linh thiêng gắn liền với nhiều sự tích, truyền thuyết, hội tụ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất “địa linh nhân kiệt”.