Ngày 20/2, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin tuyên bố Nga và Belarus sẽ tiếp tục các cuộc tập trận do tình hình an ninh ở Donbass ngày càng xấu đi.
Binh sĩ tham dự tập trận Nga - Belarus. Ảnh: Sputnik
“Liên quan đến việc gia tăng hoạt động quân sự gần biên giới bên ngoài của liên minh Nga - Belarus và tình hình ở Donbass ngày càng leo thang căng thẳng, Tổng thống Cộng hòa Belarus và Tổng thống Nga đã quyết định tiếp tục kiểm tra sự sẵn sàng của các lực lượng ứng phó của liên minh hai quốc gia”, đài Sputnik (Nga) dẫn lời ông Khrenin cho biết hôm 20/2.
Bộ trưởng Quốc phòng Belarus nêu rõ rằng các cuộc tập trận này sẽ liên quan đến các vấn đề huấn luyện tác chiến - không nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận quy mô lớn mang tên Quyết tâm Đồng minh Nga-Belarus 2022, nhưng trọng tâm không thay đổi - nhằm đảm bảo khả năng phản ứng đầy đủ và ngăn chặn bất kỳ hành động gây hấn nào của những kẻ xấu.
Hiện vẫn chưa rõ thông báo này sẽ ảnh hưởng thế nào đến lực lượng Nga đang ở Belarus. Theo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), lực lượng này gồm khoảng 30.000 binh sĩ. Nhóm binh sĩ này cũng đang ở rất gần biên giới với Ukraine. Cuộc tập trận này đang nhận được rất nhiều sự chú ý.
Nga và Belarus đã khởi động cuộc tập trận quy mô lớn Quyết tâm Đồng minh 2022 vào tuần trước. Cuộc tập trận dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 20/2. Các cuộc tập trận phòng thủ bao gồm bài tập mô phỏng các nỗ lực nhằm đẩy lùi cuộc xâm lược chống lại 2 quốc gia đồng minh. Cuộc tập trận bao gồm các cuộc diễn tập xe tăng, diễn tập pháo binh và phòng không, huấn luyện triển khai máy bay Nga tới Belarus và các cuộc tập trận hải quân có sự tham gia của các hạm đội Nga. Các cuộc tập trận cũng bao gồm hoạt động phòng thủ mô phỏng Crimea.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh tình hình an ninh ở miền đông Ukraine 3 ngày qua đã xấu đi nghiêm trọng. Hôm 18/2, nhiều người dân ở Donbass đã phải vội vã sơ tán trong bối cảnh quân đội Ukraine đang dồn dập pháo kích và chính quyền địa phương cảnh báo Kiev có thể bắt đầu một cuộc tấn công toàn diện bất cứ lúc nào.
Tính đến ngày 20/2, trên 40.000 người tị nạn đã đến Rostov, khu vực thuộc Nga giáp ranh với vùng Donbass, miền đông Ukraine. Cho đến nay, đã có nhiều báo cáo về thương vong dân sự và quân sự khi lực lực đòi độc lập và quân đội Ukraine bắn hoả lực đáp trả lẫn nhau. Các đơn vị dân quân của Cộng hoà Donetsk và Lugansk tự xưng cho biết họ đã có hành động đáp trả, đẩy lùi các hoạt động tấn công và phá hoại của quân đội Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ tiếp tục chuyển giao vũ khí cho Ukraine, trong đó có các hệ thống phòng không Patriot, với cam kết Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh toán toàn bộ chi phí.
Ít nhất 59 người đã thiệt mạng ở Gaza trong ngày 12/7 do những cuộc không kích của Israel hoặc bị bắn chết trên đường đến địa điểm phân phối hàng cứu trợ.
Theo báo cáo, sự nhầm lẫn trong buồng lái ngay trước khi chiếc Boeing rơi, sau khi hai công tắc ngắt nhiên liệu động cơ gần như đồng thời bị kích hoạt, đã khiến máy bay ngừng cấp nhiên liệu.
Từ ngày 11/7, Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải trên 1.350 nhân viên làm việc trong nước, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy một cuộc cải tổ chưa từng thấy đối với ngành ngoại giao.
Ngày 11/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tiết lộ “khả năng cao” Tổng thống Donald Trump sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, song chưa có thời điểm cụ thể nào được thảo luận.
Các vụ tấn công tàu hàng liên tiếp trên Biển Đỏ cho thấy lực lượng Houthi đang gia tăng áp lực nhằm phản đối chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza, bất chấp các rủi ro đối với an toàn hàng hải quốc tế.
Nghiên cứu mới cho thấy nhiệt độ tại nhiều thành phố châu Âu đã tăng thêm tới 4 độ C do biến đổi khí hậu, khiến các đợt nắng nóng trở thành “kẻ giết người thầm lặng” và đe dọa hàng nghìn sinh mạng.
Báo Vientiane Times ngày 10/7 đưa tin, lực lượng chức năng Lào vừa triệt phá một vụ vận chuyển ma túy với quy mô đặc biệt lớn, sử dụng xe bồn ngụy trang.
Các thư thuế quan của Tổng thống Mỹ được gửi tới lãnh đạo 6 nền kinh tế gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-30%.
Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Air India xảy ra hồi tháng 6 dự kiến sẽ được công bố vào ngày 11/7 tới, theo hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin am hiểu vấn đề.
Lực lượng chức năng Lào vừa triệt phá hai vụ án ma túy lớn tại các tỉnh Bolikhamxay và Bokeo, thu giữ tổng cộng hơn 1,6 triệu viên ma túy tổng hợp dạng amphetamine và hơn 200 gói ma túy đá.
Rạng sáng 9/7, Nga tiếp tục tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái (UAV), nhắm vào nhiều thành phố của Ukraine, bao gồm cả các khu vực ở vùng Tây xa xôi, cách tiền tuyến hàng trăm km.
Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo nội dung các bức thư mà Tổng thống Mỹ đăng tải, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan và Tunisia sẽ phải chịu mức thuế 25%...
Đồng yen Nhật Bản nối dài đà giảm so với đồng USD, giao dịch ở mức 146,44 yen/USD, trong khi đồng won Hàn Quốc có thời điểm giảm khoảng 1% so với đồng bạc xanh trước khi phục hồi nhẹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc; 25% đối với Malaysia và Kazakhstan, Nam Phi 30%, Myanmar và Lào 40%.