Nga di chuyển tảng băng khổng lồ, lớn hơn tảng băng trôi nhấn chìm Titanic

Công ty dầu khí Rosneft của Nga đã sử dụng những chiếc tàu phá băng để di chuyển một tảng băng trôi nặng hơn 1 triệu tấn.

nga di chuyen tang bang khong lo lon hon tang bang troi nhan chim titanic

Nga đã di chuyển tảng băng lớn hơn gấp hai lần so với tảng băng làm đắm tàu Titanic năm 1912. Ảnh: AFP

Theo đài Sputnik, tảng băng trôi này là tảng băng lớn và nặng nhất từng được Nga di chuyển, nặng hơn gấp hai lần tảng băng đâm thủng và làm đắm tàu Titanic vào đêm định mệnh 15/4/1912. Hướng đi của tảng băng đã được di chuyển để ngăn nó va chạm với một giàn khoan dầu.

Các chuyên gia đã sử dụng bộ khuếch đại âm thanh để xác định kích thước và khối lượng của các tảng băng trôi trên và dưới nước, sau đó được một số tàu phá băng và các tàu phụ với cáp và lưới kéo đi.

Di chuyển các tảng băng trôi là cách giúp bảo vệ cơ sở hạ tầng biển, chẳng hạn như các giàn khoan dầu trên thềm lục địa Bắc Cực, khỏi va chạm với các tảng băng.

Trong khi đó, theo cổng thông tin Arabian Business, Cơ quan cố vấn quốc gia của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã tuyên bố các kế hoạch di chuyển các tảng băng trôi từ Nam Cực tới bờ biển của quốc gia này. Đây là một phần kế hoạch xả nước ngọt vào Biển Arab để khôi phục cân bằng sinh thái, giảm độ mặn nước biển và khôi phục đa dạng sinh học.

Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc làm này có thể gây ra biến đổi khí hậu đáng kể ở khu vực vì không khí lạnh tràn ra từ một tảng băng trôi sẽ gây ra mưa bão quanh năm.

Tảng băng Nam Cực là khối băng lớn nhất trên Trái Đất với 10.000 tỷ tấn tuyết và băng, chứa hầu hết nước ngọt trên thế giới.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.