Nga không tham gia Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bước tiến đáng chú ý của TPNW đang khơi sâu thêm tình trạng chia rẽ giữa các quốc gia và làm xói mòn Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Nga không tham gia Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân

Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân (TPNW) của Liên hợp quốc. (Nguồn: ploughshares.org)

Ngày 24/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố Moskva sẽ không tham gia Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (TPNW ).

Theo hãng tin TASS của Nga, khẳng định trên được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga đưa ra sau khi kết thúc hội nghị đầu tiên của các quốc gia tham gia TPNW.

Theo bà, bước tiến đáng chú ý của TPNW đang khơi sâu thêm tình trạng chia rẽ giữa các quốc gia và làm xói mòn Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

Bà Zakharova nêu rõ: “Liên quan đến mong muốn thiết lập cơ sở lâu dài dành cho những nỗ lực phổ biến TPNW, như đã được ghi nhận trong những văn kiện cuối cùng của hội nghị, chúng tôi nhấn mạnh Nga không có ý định tham gia thỏa thuận này và tin rằng hiệp định (TPNW) không thiết lập bất cứ tiêu chuẩn phổ quát nào, ngay cả thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai."

Cũng theo quan chức ngoại giao Nga, Moskva tiếp tục duy trì quan điểm cho rằng sự phát triển của TPNW vẫn còn ở bước sơ khai, tồn tại thiếu sót và trên thực tế là phản tác dụng.

Thỏa thuận này không tạo ra bất kỳ kết quả nào có thể làm giảm các nguy cơ hạt nhân đang ngày càng trở nghiêm trọng hơn và không đưa nhân loại tiến gần hơn đến mục tiêu được nêu ra trong TPNW.

Bên cạnh đó, cách tiếp cận được đặt ra trong thỏa thuận chỉ dẫn đến nguy cơ gia tăng mâu thuẫn giữa các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố: “Thỏa thuận không tính đến tình hình quân sự-chính trị và quân sự-chiến lược, đồng thời đi ngược lại nguyên tắc quy định rằng tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân cần được tiến hành theo phương hướng sẽ dẫn đến ‘xu hướng gia tăng mức độ an ninh cho tất cả các bên. Chúng tôi không nhận thấy những biện pháp thực sự khả thi hoặc bất kỳ phương án thực chất nào nhằm trực tiếp cắt giảm các loại vũ khí hạt nhân. Cũng như mọi quốc gia khác sở hữu tiềm lực hạt nhân quân sự, Nga không tham dự hội nghị của các quốc gia tham gia TPNW và không có ý định làm như vậy trong tương lai.

Chúng tôi cũng không có kế hoạch xây dựng chương trình công tác chung với những cấu trúc phụ trợ, vốn được tạo ra như một phần của quá trình tương tác giữa các bên tham TPNW nhằm thực thi thỏa thuận này."

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga cũng khẳng định nước này chưa bao giờ sử dụng vũ khí hạt nhân để đe dọa bất kỳ quốc gia nào và cách tiếp cận của Moskva đối với khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân chỉ dựa trên logic răn đe.

Bà nhấn mạnh: "Dù ai đó thích hay không, thì hiện vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại, logic răn đe vẫn là cách hiệu quả để ngăn chặn các cuộc đụng độ hạt nhân và chiến tranh quy mô lớn. Việc xuyên tạc nhằm mục đích tuyên truyền về bản chất chính sách của Nga trong lĩnh vực này, vốn dựa trên lập luận rằng không thể chấp nhận được chiến tranh hạt nhân , là hoàn toàn không thể chấp nhận được”./.

Theo Quang Vinh-Trung Kiên (TTXVN/Vietnam+)

Đọc thêm

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.