Điện Kremlin cho biết các lệnh trừng phạt đơn phương của EU là “bất hợp pháp" và sau nhiều gói trừng phạt liên tiếp của phương Tây, Nga đã phát triển được khả năng “miễn nhiễm” nhất định.
Người phát ngôn Điện Kremlin (Nga) Dmitry Peskov. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo hãng tin TASS, ngày 18/7, người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov tuyên bố Nga coi các lệnh trừng phạt đơn phương của Liên minh châu Âu (EU) là “bất hợp pháp."
Ông Peskov đưa ra tuyên bố trên khi đề cập đến gói trừng phạt mới của EU nhằm vào Nga.
Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố rằng chúng tôi coi những hạn chế đơn phương như vậy là bất hợp pháp và chúng tôi phản đối chúng.”
Ông cho biết thêm sau nhiều gói trừng phạt liên tiếp của phương Tây, Nga đã phát triển được khả năng “miễn nhiễm” nhất định trước các biện pháp hạn chế này và thích ứng được trong điều kiện đó.
Theo ông Peskov, Nga sẽ phân tích kỹ lưỡng nội dung gói trừng phạt mới nhất của EU để có biện pháp giảm thiểu tác động.
Ông cho rằng gói trừng phạt mới này cũng như những đợt trừng phạt trước sẽ là “con dao hai lưỡi” gây tổn hại cho chính EU.
Trước đó cùng ngày, EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Theo thông báo của EU, gói trừng phạt mới gồm việc hạ trần giá dầu thô xuất khẩu của Nga sang các nước thứ ba xuống còn 47,6 USD/thùng, tương đương mức giảm 15% so với giá thị trường hiện tại.
Ngoài ra, EU cũng triển khai các biện pháp hạn chế khả năng khôi phục hoạt động của đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc, các biện pháp nhắm vào tàu chở dầu, ngân hàng cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác./.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ tiếp tục chuyển giao vũ khí cho Ukraine, trong đó có các hệ thống phòng không Patriot, với cam kết Liên minh châu Âu (EU) sẽ thanh toán toàn bộ chi phí.
Ít nhất 59 người đã thiệt mạng ở Gaza trong ngày 12/7 do những cuộc không kích của Israel hoặc bị bắn chết trên đường đến địa điểm phân phối hàng cứu trợ.
Theo báo cáo, sự nhầm lẫn trong buồng lái ngay trước khi chiếc Boeing rơi, sau khi hai công tắc ngắt nhiên liệu động cơ gần như đồng thời bị kích hoạt, đã khiến máy bay ngừng cấp nhiên liệu.
Từ ngày 11/7, Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu sa thải trên 1.350 nhân viên làm việc trong nước, trong bối cảnh chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy một cuộc cải tổ chưa từng thấy đối với ngành ngoại giao.
Ngày 11/7, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tiết lộ “khả năng cao” Tổng thống Donald Trump sẽ có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, song chưa có thời điểm cụ thể nào được thảo luận.
Các vụ tấn công tàu hàng liên tiếp trên Biển Đỏ cho thấy lực lượng Houthi đang gia tăng áp lực nhằm phản đối chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza, bất chấp các rủi ro đối với an toàn hàng hải quốc tế.
Nghiên cứu mới cho thấy nhiệt độ tại nhiều thành phố châu Âu đã tăng thêm tới 4 độ C do biến đổi khí hậu, khiến các đợt nắng nóng trở thành “kẻ giết người thầm lặng” và đe dọa hàng nghìn sinh mạng.
Báo Vientiane Times ngày 10/7 đưa tin, lực lượng chức năng Lào vừa triệt phá một vụ vận chuyển ma túy với quy mô đặc biệt lớn, sử dụng xe bồn ngụy trang.
Các thư thuế quan của Tổng thống Mỹ được gửi tới lãnh đạo 6 nền kinh tế gồm Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-30%.
Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Air India xảy ra hồi tháng 6 dự kiến sẽ được công bố vào ngày 11/7 tới, theo hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin am hiểu vấn đề.
Lực lượng chức năng Lào vừa triệt phá hai vụ án ma túy lớn tại các tỉnh Bolikhamxay và Bokeo, thu giữ tổng cộng hơn 1,6 triệu viên ma túy tổng hợp dạng amphetamine và hơn 200 gói ma túy đá.
Rạng sáng 9/7, Nga tiếp tục tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái (UAV), nhắm vào nhiều thành phố của Ukraine, bao gồm cả các khu vực ở vùng Tây xa xôi, cách tiền tuyến hàng trăm km.
Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo nội dung các bức thư mà Tổng thống Mỹ đăng tải, hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Kazakhstan và Tunisia sẽ phải chịu mức thuế 25%...
Đồng yen Nhật Bản nối dài đà giảm so với đồng USD, giao dịch ở mức 146,44 yen/USD, trong khi đồng won Hàn Quốc có thời điểm giảm khoảng 1% so với đồng bạc xanh trước khi phục hồi nhẹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản và Hàn Quốc; 25% đối với Malaysia và Kazakhstan, Nam Phi 30%, Myanmar và Lào 40%.
Nhà Trắng tuyên bố sẽ tái áp thuế cao từ 1/8 nếu không đạt thỏa thuận, buộc các đối tác phải chọn nhượng bộ hoặc chấp nhận đối đầu, đẩy quan hệ thương mại toàn cầu vào thế căng thẳng mới.
Ngày 5/7, tỷ phú công nghệ Elon Musk tuyên bố thành lập đảng chính trị mới - đảng Nước Mỹ, đánh dấu bước đi táo bạo trong sự nghiệp đầy tham vọng của ông.