Nga tuyên bố vắcxin Covid-19 Sputnik V hiệu quả 92%

Theo kết quả thử nghiệm mới, vắcxin Sputnik V của Nga có hiệu quả 92%. Nga đang chạy đua với các nước phương Tây trong sản xuất vắcxin COVID-19.

Nga tuyên bố vắcxin Covid-19 Sputnik V hiệu quả 92%

Vắcxin Sputnik V của Nga - Ảnh: REUTERS

Nga đăng ký Sputnik V vào tháng 8 và là quốc gia đầu tiên tuyên bố phát triển thành công vắcxin COVID-19.

Kết quả thử nghiệm dựa trên dữ liệu thử nghiệm giai đoạn 3 từ 16.000 người đầu tiên tham gia tiêm 2 liều vắcxin, Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) cho biết.

Sputnik V do Viện Nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh quốc gia Nga Gamaleya phát triển và đang được thử nghiệm giai đoạn 3 tại 29 phòng khám trên khắp Mátxcơva. Nga dự tính sẽ tiêm thử nghiệm cho tổng cộng 40.000 tình nguyện viên.

Mức độ hiệu quả 92% của Sputnik V theo phía Nga công bố cao hơn mức hiệu quả 90% từ vắcxin của hãng dược Pfizer (Mỹ) và BioNTech (trụ sở tại Đức) phối hợp phát triển.

“Dựa trên dữ liệu, chúng tôi đang sở hữu một loại vắcxin rất hiệu quả”, Kirill Dmitriev, người đứng đầu RDIF cho biết.

Thông báo về vắcxin Sputnik V của Nga đưa ra 2 ngày sau khi hãng dược Pfizer và BioNTech cho biết loại vắcxin ngừa COVID-19 do hai công ty này phối hợp phát triển có hiệu quả lên tới 90% trong giai đoạn 3 thử nghiệm trên người.

Vắcxin của Pfizer và BioNTech sử dụng công nghệ RNA thông tin (mRNA) và được điều chế để kích hoạt phản ứng miễn dịch mà không sử dụng mầm bệnh.

Vắcxin Sputnik V được điều chế để kích hoạt phản ứng miễn dịch từ hai mũi tiêm cách nhau 21 ngày dựa trên công nghệ adenovirus vector, sử dụng hai loại vector khác nhau là Ad5 và Ad26.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.