Ngành Tư pháp góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN

(Baohatinh.vn) - PhóThủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đề nghị toàn ngành Tư pháp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp để hoàn thành xuất sắc nhiệm đề ra trong năm 2023, góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam...

Chiều 19/12, Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2023 bằng hình thức trực tuyến tại 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cùng các Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì tại đầu cầu Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ cùng dự.

Ngành Tư pháp góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu điều hành tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Năm 2022, toàn ngành Tư pháp đã bám sát các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị quyết, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp; đồng thời, bám sát mục tiêu, chương trình phát triển KT-XH năm 2022 tại các nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ và của từng địa phương.

Việc triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, địa phương hoặc các nhiệm vụ đột xuất thuộc lĩnh vực quản lý được Bộ, ngành Tư pháp thực hiện linh hoạt, chủ động và ban hành sớm để tổ chức thực hiện với tinh thần vào cuộc “từ sớm, từ xa”.

Toàn ngành cũng đã tập trung giải quyết, xử lý kịp thời những vấn đề mới phát sinh; tích cực đồng hành cùng cả hệ thống chính trị trong phục hồi và phát triển KT-XH, QP-AN, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách tư pháp, đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Ngành Tư pháp góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Trong năm 2022, các bộ, ngành đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 564 văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Ở các địa phương, đã ban hành 3.948 văn bản QPPL cấp tỉnh; ban hành 2.739 văn bản QPPL cấp huyện; có 778 văn bản QPPL cấp xã. Toàn ngành đã kiểm tra theo thẩm quyền 11.676 văn bản QPPL.

Các cơ quan THADS đã nỗ lực thi hành xong 538.630 việc, tương ứng với hơn 75.035 tỷ. Về công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tiếp tục được các bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương tăng cường. Trong năm, đã hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với gần 58,3 triệu dữ liệu hộ tịch các loại, gồm: gần 36,4 dữ liệu đăng ký khai sinh; hơn 8 triệu dữ liệu đăng ký kết hôn; gần 6,1 triệu trường hợp đăng ký khai tử; hơn 7,8 triệu dữ liệu đăng ký các sự kiện hộ tịch khác.

Ngành Tư pháp góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu trên cả nước. (Ảnh chụp màn hình).

Ngoài ra, các công tác trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật; công tác pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế về pháp luật; công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng... đạt nhiều kết quả tích cực.

Ngành Tư pháp góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Đại biểu tham dự tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Năm 2023, ngành Tư pháp đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục tham mưu thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng định hướng xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 của Quốc hội. Chú trọng thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản QPPL.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp; tập trung nguồn lực xây dựng, hoàn thiện các văn bản QPPL được giao chủ trì soạn thảo, đảm bảo tiến độ, chất lượng đề ra.

Ngành Tư pháp góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 2/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm hình đến năm 2030...

Tại hội nghị, các đại biểu đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế như: tình trạng nợ ban hành văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết đã có hiệu lực vẫn chưa được khắc phục triệt để; công tác PBGDPL có nơi, có lúc còn nặng về hình thức dẫn tới hiệu quả chưa cao. Chất lượng hoạt động của các tổ hòa giải cơ sở chưa đồng đều; số việc thi hành án chuyển kỳ sau tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao. Vi phạm trong một số lĩnh vực bổ trợ tư pháp, nhất là đấu giá tài sản, công chứng ngày càng tinh vi, phức tạp.

Các đại biểu đề xuất cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hiệu lực, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường công tác CCHC; thực hiện nghiêm các chương trình, kế hoạch công tác, ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH năm 2023...

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh nhấn mạnh, toàn ngành tư pháp cần tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện và thể chế hóa, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Ngành Tư pháp góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh. (Ảnh: internet).

Chủ động tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới và Kế hoạch số 11/KH-TW ngày 28/11/2022 thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 2/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Đặc biệt, toàn ngành Tư pháp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, biện pháp để hoàn thành xuất sắc các nhiệm đã đề ra trong năm 2023, nhất là việc thực hiện tốt các nhiệm vụ về CCHC, giải quyết kịp thời yêu cầu của người dân, doanh nghiệp trong các lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp… Tiếp tục phát huy vai trò, góp phần đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý để người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật. Thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số gắn với bảo đảm an toàn thông tin mạng trong ngành. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông đối với việc khai thác, sử dụng dịch vụ công trực tuyến cũng như các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành.

Ngoài ra, cần nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tăng cường năng lực tham mưu cho Chính phủ, bộ, ngành, địa phương trong giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện trong hoạt động đầu tư quốc tế, bảo đảm quyền lợi của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp. Tham gia tích cực vào việc tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương xử lý các vướng mắc pháp lý phát sinh.

Tại Hà Tĩnh, trong năm 2022, công tác tư pháp đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Đối với công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, ngành đã tiếp nhận, kiểm tra, phân loại 2.430 thông tin lý lịch tư pháp; tiếp nhận 30.969 hồ sơ, đã giải quyết 30.861 hồ sơ.

Việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả cấp phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính công ích, dịch vụ công trực tuyến được người dân ứng dụng hiệu quả, đã tiếp nhận 3.822 hồ sơ, trả kết quả 17.129 hồ sơ qua dịch vụ bưu chính; tiếp nhận và giải quyết 1.139 hồ sơ qua dịch vụ công mức độ 4.

Công tác quản lý Nhà nước về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được thực hiện kịp thời. Các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn đã thực hiện 59.678 việc công chứng, 70.321 việc chứng thực, tổng số thù lao, phí thu được là trên 24 tỷ đồng.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Trong năm, ngành đã tiếp nhận 18 đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị và đơn có nội dung khác; trong đó, có 5 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết đã được thụ lý và giải quyết theo quy định của pháp luật.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Thị xã Hồng Lĩnh gặp mặt cán bộ cốt cán qua các thời kỳ

Các cán bộ, lãnh đạo TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) qua các thời kỳ vui mừng trước những kết quả mà thị xã đã đạt được trong năm 2024, đồng thời đóng góp những ý kiến tâm huyết đối với việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương trong thời gian tới.
Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Lãnh đạo Hà Tĩnh dâng hương tại các địa chỉ đỏ nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, các vị tiền bối của Đảng và anh hùng, liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh nguyện hứa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, đưa Hà Tĩnh phát triển bền vững.
Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Thị xã Kỳ Anh - đô thị động lực và dáng vóc của thành phố trẻ

Từ dấu mốc quan trọng cách đây 10 năm, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) hôm nay đang khoác lên mình màu áo mới với vóc dáng của một thành phố trẻ, năng động, văn minh và hiện đại, khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của Hà Tĩnh và cả nước.
Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Trách nhiệm và kỳ vọng từ những lá đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ở Hà Tĩnh

Thực hiện chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, từ hơn tháng nay, trên địa bàn Hà Tĩnh đã có hàng trăm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động viết đơn xin nghỉ việc trước tuổi. Đó không đơn thuần là lời tạm biệt sau nhiều năm cống hiến mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm vì việc chung, là những kỳ vọng gửi đến thế hệ kế cận.
Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.