Gần 200 cán bộ, công chức tư pháp Hà Tĩnh được hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật

(Baohatinh.vn) - Hội nghị nhằm giúp đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp trên địa bàn Hà Tĩnh thực hiện tốt việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Gần 200 cán bộ, công chức tư pháp Hà Tĩnh được hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật

Sáng nay (15/9), Sở Tư pháp Hà Tĩnh phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn hướng dẫn đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Bà Ngô Quỳnh Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp truyền đạt tại hội nghị.

Gần 200 đại biểu là lãnh đạo các phòng tư pháp và cán bộ công chức tư pháp - hộ tịch trên địa bàn tỉnh cùng dự buổi tập huấn.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe bà Ngô Quỳnh Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật tập huấn những nội dung Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg; hướng dẫn các tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Gần 200 cán bộ, công chức tư pháp Hà Tĩnh được hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật

Bà Ngô Quỳnh Hoa - Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) truyền đạt các nội dung tại buổi tập huấn.

Theo các quy định này, việc đánh giá xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đã có một số điểm mới nhằm khắc phục những hạn chế và tiếp tục hoàn thiện thể chế về xã, phường, thị trấn chuẩn tiếp cận pháp luật theo đúng quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Gần 200 cán bộ, công chức tư pháp Hà Tĩnh được hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật

Đại biểu tích cực trao đổi tại buổi tập huấn.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tích cực trao đổi, trình bày một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ xây dựng cấp xã, huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tiêu chí tiếp cận pháp luật trong việc thẩm định nông thôn mới nâng cao như: các điều kiện để huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả…

Gần 200 cán bộ, công chức tư pháp Hà Tĩnh được hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật

Tham gia hội nghị sẽ giúp cho cán bộ, công chức cấp xã nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ; cải thiện được các hình thức phổ biến, tiếp cận thông tin pháp luật, hòa giải cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở.

Đặc biệt, việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thông qua 5 tiêu chí và 20 chỉ tiêu của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xem xét, đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là những lĩnh vực trực tiếp gắn với quyền, lợi ích của người dân.

Gần 200 cán bộ, công chức tư pháp Hà Tĩnh được hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật

Gần 200 đại biểu là lãnh đạo các phòng tư pháp và cán bộ, công chức tư pháp - hộ tịch trên địa bàn tỉnh được hướng dẫn nghiệp vụ về tiếp cận pháp luật.

Qua đó đảm bảo tính nghiêm minh, gương mẫu, thượng tôn pháp luật trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội của chính quyền cấp xã, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp hành chính gần dân nhất, hiểu dân nhất để phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Hội nghị đã giúp đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp trên địa bàn tỉnh nắm rõ các quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật; qua đó góp phần thực hiện tốt việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Án mạng từ chuyện chiếc lưới bát quái

Suốt phiên xử, bị cáo Trịnh Văn Sơn (trú huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) tỏ ra hối hận do không làm chủ được hành vi và mong được giảm nhẹ hình phạt để sớm trở về làm lại cuộc đời.
Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Bài 2: Thiết lập hệ thống ngăn chặn, bảo vệ vững chắc

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Bài 1: Gia tăng số vụ và mức độ

Người chưa thành niên trên cả nước cũng như ở Hà Tĩnh phạm tội đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan chức năng trong công tác đấu tranh ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội do nhóm độ tuổi này gây ra đang có xu hướng gia tăng, đi kèm với đó là tính chất, mức độ nghiêm trọng. Để hạn chế thực trạng đáng buồn này, đòi hỏi sự vào cuộc trách nhiệm, đồng bộ của toàn xã hội.
Đổi đời bằng... mạng sống

Đổi đời bằng... mạng sống

Chưa kịp “đổi đời” từ việc vận chuyển thuê ma túy, 2 bị cáo Yia Song và Keo Song (Quốc tịch Lào) đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên mức án tử hình.