Nâng cao hiệu quả công tác giám định tư pháp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng, chống tội phạm

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm công tác giám định; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn và công cuộc cải cách tư pháp; đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Sáng 16/9, Đoàn kiểm tra việc thực hiện Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp do Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) Đoàn Văn Hường làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về kết quả thực hiện đề án.

Nâng cao hiệu quả công tác giám định tư pháp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng, chống tội phạm

Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đoàn Văn Hường và Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng chủ trì hội nghị.

Thực hiện Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (gọi tắt là Đề án 250), UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành kế hoạch, thành lập Ban Chỉ đạo và ban hành Quy chế tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện dề án; chỉ đạo Sở Tư pháp và các sở, ngành liên quan tích cực tham gia góp ý các dự thảo văn bản về giám định tư pháp đảm bảo chất lượng, kịp thời; tập trung tuyên truyền, phổ biến và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giám định tư pháp.

Nâng cao hiệu quả công tác giám định tư pháp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng, chống tội phạm

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Quốc Tuấn báo cáo kết quả thực hiện Đề án 250.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 tổ chức giám định tư pháp công lập là Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh và Trung tâm Pháp y và Giám định y khoa (Sở Y tế), chưa có tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc và văn phòng giám định tư pháp.

Toàn tỉnh có 40 giám định viên tư pháp và 55 người giám định tư pháp theo vụ việc. Đội ngũ giám định viên tư pháp được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; các tổ chức giám định tư pháp công lập từng bước được củng cố, kiện toàn.

Nâng cao hiệu quả công tác giám định tư pháp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng, chống tội phạm

Các thành viên đoàn công tác.

Thời gian qua, hoạt động giám định tư pháp tại Hà Tĩnh chủ yếu là giám định kỹ thuật hình sự và giám định pháp y tại các tổ chức giám định tư pháp công lập.

Từ tháng 2/2018 đến nay, các giám định viên Phòng Kỹ thuật Hình sự đã thực hiện giám định gần 3.800 vụ việc trong và ngoài tố tụng; trong đó 4 chuyên ngành giám định: pháp y tử thi, kỹ thuật số và điện tử, ma túy, pháo chiếm gần 70% số vụ việc. Kết luận giám định là nguồn chứng cứ quan trọng, giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có căn cứ giải quyết vụ án. Chất lượng giám định tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ sử dụng kết luận giám định làm nguồn chứng cứ trong giải quyết các vụ án của cơ quan điều tra tương đối cao.

Nâng cao hiệu quả công tác giám định tư pháp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng, chống tội phạm

Thượng tá Phùng Duy Trung - Trưởng phòng Kỹ thuật Hình sự (Công an tỉnh) làm rõ thêm những khó khăn trong quá trình bổ sung đội ngũ giám định viên.

Trung tâm Pháp y và Giám định y khoa đã thực hiện 756 vụ việc, trong đó chủ yếu là giám định về thương tích, xâm hại tình dục; thực hiện tiếp nhận tất cả các trường hợp do cơ quan trưng cầu giám định theo đúng quy trình, đảm bảo kịp thời, đúng pháp luật; cử giám định viên tham dự đầy đủ các phiên tòa được mời, trả lời cơ quan trưng cầu khi có yêu cầu.

Đội ngũ người giám định tại các sở đã thực hiện 13 vụ việc giám định lĩnh vực tài chính. Người giám định tư pháp đã tham gia giải quyết các yêu cầu giám định kịp thời, đúng pháp luật.

Nâng cao hiệu quả công tác giám định tư pháp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng, chống tội phạm

Phó Vụ trưởng Vụ địa phương (Ban Nội chính Trung ương) Lê Hồng Khang đề nghị cần bổ sung thêm các nội dung họp của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 250 vào báo cáo kết quả thực hiện.

Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong hoạt động giám định tư pháp như: việc bổ sung đội ngũ giám định viên còn hạn chế; hệ thống phương tiện, thiết bị tại các tổ chức giám định tư pháp công lập còn thiếu; đội ngũ giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc công tác tại các sở đều làm việc kiêm nhiệm... và đưa ra giải pháp tháo gỡ.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trong thời gian tới, cần tiếp tục thực hiện quyết định, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về thực hiện Đề án 250; tăng cường vai trò, trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện đề án; quan tâm công tác đào tạo cán bộ, rà soát, bổ sung đội ngũ giám định viên, người giám định theo vụ việc; rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động giám định tư pháp.

Nâng cao hiệu quả công tác giám định tư pháp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng, chống tội phạm

Đoàn công tác làm việc với Trung tâm Pháp y và giám định y khoa (Sở Y tế) vào ngày 15/9.

Kết luận buổi làm việc, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đoàn Văn Hường đánh giá, thời gian qua, Hà Tĩnh đã thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm công tác giám định; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thực tiễn và công cuộc cải cách tư pháp; đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nâng cao hiệu quả công tác giám định tư pháp, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phòng, chống tội phạm

Phó Cục trưởng Cục bổ trợ tư pháp Đoàn Văn Hường kết luận buổi làm việc.

Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp cũng lưu ý, trên cơ sở ý kiến góp ý của thành viên đoàn công tác, UBND tỉnh Hà Tĩnh cần chỉ đạo Sở Tư pháp và các sở, ngành liên quan hoàn thiện báo cáo kết quả thực hiện Đề án 250; bổ sung phụ lục nêu rõ, đánh giá kết quả, chất lượng các vụ việc giám định ngoài tố tụng.

Đối với kiến nghị của các đại biểu về việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho lực lượng giám định kỹ thuật hình sự; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác giám định pháp y; các chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực..., đoàn sẽ tiếp tục tổng hợp, đề xuất đến các cơ quan hữu quan để có phương án giải quyết.

Chủ đề Phòng chống tội phạm

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.